Tên lửa đẩy hạng nặng lớn nhất Delta IV của Mỹ |
Tờ "Bắc Kinh buổi sớm" Trung Quốc ngày 20 tháng 1 có bài viết cho rằng, hoạt động phóng vũ trụ của Trung Quốc năm 2015 sẽ chào đón sự kiện lớn, tên lửa đẩy Trường Chinh-7 và Trường Chinh-5 sẽ lần lượt phóng vào năm 2015.
Đại diện Hội đồng nhân dân thành phố, bí thư đảng ủy Viện nghiên cứu tên lửa đẩy Trung Quốc, Lương Tiểu Hồng tiết lộ, năm 2015 tổng số vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo của Trung Quốc sẽ vượt Nga, xếp thứ hai thế giới.
Ngoài ra, Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy khắc phục công nghệ then chốt và lập chương trình tên lửa đẩy hạng nặng, khả năng mang theo của tên lửa đẩy hạng nặng đạt cấp 100 tấn, động lực bay lên đạt cấp 3.000 tấn, có khả năng phóng trạm không gian và đưa người lên Mặt trăng.
Số lượng phóng tên lửa sẽ đạt 200 lần
Lương Tiểu Hồng cho biết, nhiệm vụ phóng tên lửa đẩy năm 2014 của Trung Quốc là 14 lần, năm 2015 khoảng 30 lần, lập kỷ lục mới trong lịch sử. Khi đó, số lượng phóng tên lửa Trường Chinh của Trung Quốc tổng cộng sẽ đạt 200 lần.
Năm 2010, số lượng phóng tên lửa đẩy của Trung Quốc đã đạt 100 lần, 50 lần phóng trước phải mất tới 21 năm, 50 lần phóng sau rút ngắn còn 9 năm, hơn nữa chỉ trong 2 năm - năm nay và năm tới sẽ phóng 44 lần tên lửa đẩy.
Mô hình tên lửa đẩy Trường Chinh-5 Trung Quốc |
Điều này đã phản ánh sự phát triển tốc độ nhanh của sự nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc, một mặt cũng cho thấy nhu cầu và tham vọng của Trung Quốc trên các phương diện hàng không vũ trụ như khí tượng, tài nguyên, dò tìm, giảm nhẹ thiên tai tăng mạnh.
Hiện nay, phóng vệ tinh của Trung Quốc có khoảng cách nhất định với Mỹ, Nga, nhưng đến năm 2015, tổng số vệ tinh Trung Quốc hoạt động trên quỹ đạo sẽ xếp thứ hai thế giới, vượt Nga.
"Tên lửa đẩy lớn"
Lương Tiểu Hồng cho biết, sự kiện chính năm 2015 là phóng "tên lửa đẩy lớn" Trường Chinh-5 và Trường Chinh-7. Trước tháng 6 năm 2015, tên lửa đẩy Trường Chinh-7 phóng lần đầu tiên, cuối năm tên lửa đẩy Trường Chinh-5 phóng lần đầu tiên, địa điểm phóng là Trung tâm phóng Văn Xương, Hải Nam.
Sau đó, khả năng của tên lửa đẩy Trung Quốc sẽ có thể đứng ở một "vạch xuất phát" với các nước phát triển (ý là ngang hàng), khả năng phóng lên quỹ đạo cao của tên lửa đẩy đạt 15 tấn, quỹ đạo thấp đạt 25 tấn.
Mô hình tên lửa đẩy Trường Chinh-5 Trung Quốc |
"Tên lửa đẩy hạng nặng có thể tương đương với Mỹ"?
Lương Tiểu Hồng tiết lộ, hiện nay tên lửa đẩy hạng nặng đang thúc đẩy công tác lập chương trình, công tác công nghệ then chốt đã triển khai đồng bộ. Hiện nay, trên thế giới chỉ có Mỹ có chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa đẩy hạng nặng, Nga không tiến hành nghiên cứu tên lửa đẩy hạng nặng mới.
Trung Quốc nếu trong ngắn hạn hoàn thành lập chương trình dự án và công nghệ then chốt sẽ có thể đứng ngang hàng với Mỹ.
Lương Tiểu Hồng cho rằng, tên lửa đẩy hạng nặng chủ yếu dùng để xây dựng trạm không gian và đưa người lên Mặt trăng của Trung Quốc trong tương lai. Khả năng phóng "tên lửa đẩy lớn" Trường Chinh-5 phóng trước cuối năm 2015 là trên 20 tấn, trong khi đó, thiết kế của trạm không gian Trung Quốc là 100 tấn, cần phóng 5 lần mới có thể hoàn thành.
Khả năng mang theo của tên lửa đẩy hạng năng tương lai sẽ đạt cấp 100 tấn, động lực "cất cánh" sẽ đạt cấp 3.000 tấn, một lần có thể hoàn thành phóng trạm không gian 100 tấn.
Nhiệm vụ Hằng Nga-5 có kế hoạch phóng vào năm 2017 sẽ lần đầu tiên thử "trở về kiểu bật lên", mang theo thiết bị lên cao đổ bộ xuống Mặt trăng, đồng thời thông qua "tên lửa đẩy nhỏ" này phóng từ Mặt trăng, tiếp tục đưa Hằng Nga-5 quay trở về Trái đất.
Mô hình máy dò tìm của tàu vũ trụ Hằng Nga-5 Trung Quốc |
Lưu Tiểu Hồng cho biết, điểm khó lớn nhất của nhiệm vụ lần này là không có người điều khiển, cần phải trở về mặt đất có hiệu quả, điều này có khó khăn không nhỏ hơn hàng không vũ trụ mang theo con người.
Bởi vì, tât cả các thứ đều cần được điều khiển từ mặt đất, bất cứ sai sót nào đều có thể làm cho Hằng Nga-5 "không bay lên được và cũng không trở về". Hiện nay, công tác nghiên cứu chế tạo Hằng Nga-5 đang được TQ xúc tiến mạnh.