Nhật Bản tăng cường kho đạn dược
Truyền thông Nhật Bản đưa tin, là một trụ cột của chính sách bảo đảm an ninh, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ tiến hành cảnh giới, theo dõi nhóm đảo hướng tây nam như nhóm đảo Senkaku theo hướng "đa tầng".
Không quân Nhật Bản |
Trong đó, đáng chú ý là xây dựng công trình radar trên đảo Yonaguni, hòn đảo cực tây của Nhật Bản, thông qua mạng dây chuyên dụng của Lực lượng Phòng vệ, nâng cao khả năng thu thập và truyền tin. ngoài ra, còn thảo luận tăng cường kho đạn dược ở Okinawa và Kyushu.
Chiến lược biển của Trung Quốc ngày càng dồn dập, Trung Quốc đã (đơn phương) lập ra Khu nhận biết phòng không. Tháng 10 - 12 năm 2013, trong điều động khẩn cấp máy bay của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, điều động khẩn cấp đối phó máy bay Trung Quốc trên 50%.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch thiết lập lực lượng theo dõi bờ biển của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất trên đảo Yonaguni, theo đó, sẽ triển khai khoảng 100 binh sĩ Lực lượng Phòng vệ vào năm 2015.
Thông qua thiết lập công trình radar này để theo dõi máy bay và tàu thuyền ở vùng biển xung quanh. Tuy hiện nay công trình radar đảo Miyako phụ trách theo dõi xung quanh nhóm đảo Senkaku, nhưng Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng một trạng thái vẹn toàn hơn.
Nhật Bản cũng sẽ hoàn thiện mạng thông tin hiện có. Chuẩn bị triển khai mới thiết bị thông tin di động ở căn cứ Naha.
Thiết bị này ngoài việc có thể thay thế và bổ sung khi mạng thông tin cố định mặt đất không thể sử dụng, còn có thể đưa lên máy bay trực thăng, vận chuyển tới đảo nhỏ xa xôi.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, xác định mục tiêu trang bị 10 năm tới, có kế hoạch một trong những trọng điểm của Đại cương Phòng vệ chính là tăng cường xây dựng lực lượng đổ bộ để đoạt lại sau khi đảo nhỏ bị tấn công.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn tăng cường tính cơ động cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, tiến hành tổ chức lại, có thể nhanh chóng cơ động khi các hòn đảo tây nam của Nhật Bản gặp "sự cố".
Trước đây, đạn dược của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản luôn triển khai trọng điểm ở Hokkaido để phòng bị Liên Xô cũ. Cuối năm 2013, trong Kế hoạch chỉnh đốn Lực lượng Phòng vệ trung hạn, Nhật Bản đã đưa vào nội dung như trang bị 5 năm tới, đề xuất rõ ràng "đạn dược phải được dự trữ, bảo vệ ở nơi tiện cho sử dụng nhất".
Hiện nay, Lực lượng Phòng vệ tăng cường kho đạn dược ở Okinawa và Kyushu, có thể tiếp tế thuận lợi khi gặp "sự cố", tăng cường khả năng ứng phó khi các hòn đảo tây nam của Nhật Bản gặp "sự cố".
Số lần máy bay chiến đấu Nhật Bản đánh chặn máy bay Trung Quốc tăng kỷ lục.
Tờ “Nhật báo Trung Quốc” ngày 23 tháng 1 dẫn báo Anh đưa tin, trong 9 tháng năm 2013, số lần máy bay chiến đấu Nhật Bản đánh chặn máy bay Trung Quốc tăng gần 80%, xác lập kỷ lục mới.
Ngày 21 tháng 1, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2013, số lần máy bay chiến đấu Nhật Bản đánh chặn máy bay Trung Quốc lên tới 287 lần, một con số kỷ lục, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước đó. Số lần đánh chặn của máy bay chiến đấu Nhật Bản đối với máy bay Nga cũng tăng 37%, đạt 246 lần.
Từ năm 2005, Bộ Quốc phòng Nhật Bản mỗi quý đều công bố số lần cho máy bay chiến đấu cất cánh đánh chặn máy bay nước khác.
Quan hệ hai nước Trung-Nhật tiếp tục xấu đi. Nhật Bản phản đối Trung Quốc lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông; vấn đề đảo Senkaku và Thủ tướng Nhật Bản thăm đền Yasukuni khiến cho Trung Quốc tức giận mãi không thôi. Trong khi đó, Nhật Bản và Nga cũng tồn tại tranh chấp lãnh thổ.
Đáp trả của Trung Quốc
Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn thông tin Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa ngày 23 tháng 1 cho biết, Trung Quốc đã lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông được 2 tháng, Không quân Trung Quốc luôn duy trì tuần tra trên không thường xuyên ở Khu nhận biết phòng không này, tăng cường “quản lý, kiểm soát có hiệu quả” đối với Khu nhận biết, thực hiện nhiệm vụ của Không quân.
Theo Thân Tiến Khoa, trong một lần tuần tra biển xa gần đây, Không quân Trung Quốc đã điều nhiều loại máy bay, tiến hành “cảnh giới, theo dõi, nhận diện, lấy chứng cứ và nhắc nhở” đối với nhiều loại máy bay nước khác ở Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông.
Thân Tiến Khoa tuyên truyền cho rằng, Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông là để “cung cấp thời gian cảnh báo sớm đầy đủ để bảo đảm an ninh phòng không quốc gia”, nội dung quan trọng của nó ở chỗ “phòng vệ”, “không nhằm vào bất cứ quốc gia và mục tiêu cụ thể nào”.
Không quân Trung Quốc tiến hành “nhận dạng” và “kiểm tra” đối với máy bay ở Khu nhận biết phòng không này là “biện pháp mang tính phòng ngự”, “phù hợp với cách làm thông thường của quốc tế”.
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, Trung Quốc nhận dạng, kiểm tra và đòi máy bay nước khác thông báo kế hoạch bay ở khu vực không phải không phận của họ, nơi máy bay các nước có thể tự do bay.
Tiêm kích F-2 của Nhật Bản |
Thân Tiến Khoa tuyên truyền thêm rằng, trong 2 tháng qua, các chuyến bay quốc tế hoạt động bình thường ở Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, không bị bất cứ ảnh hưởng nào.
Thân Tiến Hoa còn nói rằng: “Tết sắp đến, Không quân (Trung Quốc) duy trì trạng thái cảnh giới rất cao như trước đây, kiên trì quản lý vùng trời nhất thể, cả quân-dân, kết hợp các khu vực, bảo vệ an ninh phòng không quốc gia, bảo vệ bình an, hạnh phúc của nhân dân”.
Trong khi đó, tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 23 tháng 1 cho biết, ngày 23 tháng 1, tàu Hải cảnh 2401 Trung Quốc đã hoàn thành chế tạo và bàn giao cho Tổng đội Đông Hải của Hải giám Trung Quốc.
Tàu Hải cảnh 2401 Trung Quốc là tàu lớp 4.000 tấn mới nhất thứ hai được bàn giao kể từ khi tổ chức lại Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, là “tàu chấp pháp biển đa năng”, được bài viết cho là có tính năng tốt, trang bị thiết bị chấp pháp tiên tiến, có thể đáp ứng nhu cầu trên biển.