Hơn 100 ông Đồ xuống phố Sài thành trổ tài thư pháp

25/01/2014 10:32
Minh Kiệt
(GDVN) - Đến hẹn lại lên, "phố ông Đồ" xuất hiện tại Nhà Văn hóa Thanh niên và Cung Văn hóa Lao động TP.HCM thu hút đông đảo người dân đến tham quan và mua sắm.

Phố ông đồ - Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 được khai mạc từ ngày 19/1 đến hết ngày 30/1 để phục vụ nhu cầu người dân tham quan và mua sắm trong dịp Tết Nguyên Đán này. Bên cạnh đó, phố ông Đồ còn là một nét văn hóa truyền thống của người dân Sài Gòn nói riêng, người Việt nói chung mỗi khi Tết đến xuân về.

Phố ông Đồ thu hút nhiều du khách tham quan và mua sắm.
Phố ông Đồ thu hút nhiều du khách tham quan và mua sắm.

Năm nay, phố ông Đồ được tổ chức với hơn 40 chiếu, quy tụ gần 100 ông đồ đang sinh hoạt tại nhiều câu lạc bộ thư pháp ở TP.HCM và một số tỉnh thành lân cận. Nhìn chung, các ông đồ có độ tuổi trẻ dần theo các năm, điển hình như năm nay, rất ít người có độ tuổi trên 50, đa phần từ 21 - 37 tuổi. Đây là một nét mới lạ cho phố ông đồ - Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014.

Năm nay, thư pháp chữ Việt được nhiều ông đồ sử dụng hơn so với các năm trước.
Năm nay, thư pháp chữ Việt được nhiều ông đồ sử dụng hơn so với các năm trước.

Một điểm nổi bật tại phố ông Đồ năm nay, có thể nói đa phần các ông đồ đều viết thư pháp bằng chữ Việt. Duy nhất chỉ có cụ đồ Mai Trợ (83 tuổi) đến từ Quảng Nam là người viết thư pháp chữ Hán Nôm. Một ông Đồ cho biết, thực tế không phải các ông Đồ năm nay không biết viết chữ Hán mà vì nhu cầu số đông người dân thích viết thư pháp bằng chữ Việt.

Năm nay, xuất hiện nhiều ông Đồ trẻ tạo nên một nét mới lạ cho phố ông đồ.
Năm nay, xuất hiện nhiều ông Đồ trẻ tạo nên một nét mới lạ cho phố ông đồ.

Ngoài các hoạt động cho chữ, vẽ thư pháp theo yêu của của khách, phố ông Đồ còn có nhiều gian hàng vẽ chân dung tại chỗ cũng thu hút nhiều du khách. Đặc biệt là khách nước ngoài, các bạn trẻ.

Nhiều du khách thích thú với hoạt động vẽ chân dung tại chỗ, từ trẻ em...
Nhiều du khách thích thú với hoạt động vẽ chân dung tại chỗ, từ trẻ em...
...đến người có tuổi
...đến người có tuổi

"Phố ông Đồ" lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2007 tại Nhà Văn hóa Thanh niên với tên gọi "Ông Đồ xuống phố". Một năm sau đó, phố được mở ra thêm một địa điểm mới tại Cung Văn hóa Lao động TP.HCM. Từ năm 2008 đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều ông Đồ quy tụ về hai nơi này để trổ tài thư pháp, phục vụ đông đảo khách tham quan.

Ngoài ra, tại các sự kiện văn hóa khác diễn ra từ ngày 28 tháng Chạp đến ngày mùng 4 Tết cũng góp mặt nhiều ông Đồ tham gia như: Đường hoa Nguyễn Huệ, Hội hoa Xuân Tao Đàn, CLB Văn hóa - TDTT Nguyễn Du (quận 1), Trung tâm Thể dục Thể thao quận 10,...và một số Hội hoa xuân trên các quận huyện thuộc địa bàn TP.HCM.

Một số hình ảnh về phố ông đồ năm 2014:

Một ông Đồ trẻ tuổi hướng dẫn thiếu nữ viết thư pháp
Một ông Đồ trẻ tuổi hướng dẫn thiếu nữ viết thư pháp
Thiếu nữ cười tươi bên ông Đồ khi xin được chữ
Thiếu nữ cười tươi bên ông Đồ khi xin được chữ
Nhiều du khách đến tham quan và mua sắm tại phố ông Đồ năm 2014
Nhiều du khách đến tham quan và mua sắm tại phố ông Đồ năm 2014
Phố ông Đồ thu hút nhiều du khách nước ngoài
Phố ông Đồ thu hút nhiều du khách nước ngoài
Nhiều thiếu nữ tranh thủ tạo dáng
Nhiều thiếu nữ tranh thủ tạo dáng
Và xin chữ từ các ông Đồ
Và xin chữ từ các ông Đồ
Năm nay, chỉ có cụ đồ Mai Trợ (83 tuổi) là người lớn tuổi nhất, cũng là người duy nhất viết thư pháp bằng chữ Hán
Năm nay, chỉ có cụ đồ Mai Trợ (83 tuổi) là người lớn tuổi nhất, cũng là người duy nhất viết thư pháp bằng chữ Hán
Minh Kiệt