Đó là chia sẻ của TS Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP - Bộ Y tế) trong cuộc gặp gỡ cuối năm. Theo đó, ông Trung cho rằng: "Năm 2013 này là năm của xử lý khủng hoảng. Có đến 20 sự cố liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm từ phát hiện của truyền thông và cơ quan chức năng.
Trong đó có sự cố ngộ độc nhiều người mắc liên quan đến thức ăn đường phố, sự cố bún và bánh từ bột gạo “tẩm” chất phát sáng, các nghi án về phụ gia làm nhừ siêu tốc, thạch dừa dai như cao su, các ca ngộ độc, tử vong do rượu độc chứa cồn công nghiệp cùng hàng các “nghi án” đỉa trong mỳ tôm, côn trùng trong sữa, nhựa trong thạch dừa… đòi hỏi cơ quan quản lý vào cuộc khẩn trương.
Một sự kiện nổi bật trong năm là sự cố nguyên liệu sữa nghi nhiễm vi khuẩn độc thịt. Đây gần như là sự cố có quy mô toàn cầu, liên quan đến sản phẩm sữa dành cho trẻ nhỏ tại nhiều quốc gia. Trong nước, đây cũng được coi là sự cố liên quan đến sữa lớn nhất từ trước đến nay".
TS. Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm. |
TS. Trần Quang Trung: “Bài học” lớn mà chúng ta có thể thấy rất rõ để khắc phục sự cố đó là công khai thông tin và không né báo chí.
Qua sự việc này, chúng tôi càng nhận thấy báo chí có vai trò quan trọng trong hỗ trợ khủng hoảng. Cơ quan báo chí đề cập nhật liên tục thông tin chuyển tải đến người tiêu dùng, kịp thời hướng dẫn người tiêu dùng các lô sản phẩm bị thu hồi cũng như có các ứng phó phù hợp. Sự vào cuộc tích cực của cơ quan báo chí với liều lượng phù hợp và thông tin chính xác giúp cho tốc độ xử lý khủng hoảng về an toàn thực phẩm được đẩy nhanh hơn, với diễn biến sự việc đến với người tiêu dùng sớm nhất, nhanh nhạy nhất.
Qua các sự cố, chúng ta cũng đặt ra vấn đề manh nha xuát hiện kiểu cạnh tranh không lành mạnh, thông qua việc tung các tin đồn thất thiệt. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý xử lý hết sức cương quyết, mềm dẻo và phải có cả các bằng chứng khoa học. Đảm bảo được là quyền lợi của người tiêu dùng và bảo vệ nhà sản xuất, kinh doanh nghiêm túc.
- Khủng hoảng là những vụ việc cụ thể, sự việc. Còn các vấn đề mang tính chủ trương từ cơ quan quản lý trong năm qua ông nhận thấy có “điểm sáng” nào?
TS. Trần Quang Trung: Cái này có khá rõ đấy. Đó là chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh, thành phố đã rất quan tâm đến an toàn thực phẩm. Nhiều tỉnh, thành phố đã dành những khoản ngân sách cụ thể cho công tác an toàn thực phẩm, thâm chí dành những khoản lớn cho các dự án triển khai mô h.nh cải thiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống, đổi mới nâng cao hiệu quả trong quản l. an toàn thức ăn đường phố. Trong đó, có những địa phương có kế hoạch, lộ trình rất cụ thể chi tiết như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thanh Hóa và nhiều địa phương khác.
- Đâu là những vấn đề cấn hết sức lưu tâm trong kiểm soát ngộ độc thực phẩm, thưa ông?
TS. Trần Quang Trung: Mặc dù số vụ ngộ độc ngộ độc thực phẩm năm 2013 giảm 4 vụ so với 2012, nhưng ngộ độc thực phẩm vẫn là một trong những nguy cơ phải thường xuyên tiếp tục quan tâm chỉ đạo theo dõi giám sát, đặc biệt ngộ độc ở các khu công nghiệp. Để quản lý được, chúng ta cần thấy rõ bức tranh ngộ độc do thực phẩm khá phức tạp, đa sắc màu. Đó là, bên cạnh ngộ độc tập thể đông người, cũng cần chú ý đến ngộ độc do độc tố tự nhiên như ngộ độc nấm, ngộ độc do cá nóc, năm 2013 cũng ghi nhận 2 vụ với 5 người do ăn cá nóc.
Vấn đề nữa trong ngộ độc thực phẩm là liên quan đến ngộ độc do lạm dụng rượu. Bên cạnh một số cơ sở sản xuất chế biến rượu thủ công và không khử được Aldehyt hoặc dùng cồn công nghiệp có hàm lượng methanol rất cao đa gây các vụ ngộ độc nghiêm trọng. Ngộ độc rượu không chỉ dẫn đến nguy cơ tử vong do rượu, mà còn ảnh hưởng đến nhiều vẫn đề khác (tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt), công tác phòng ngừa lạm dụng rượu cũng phải tăng cường kiểm soát rượu theo Nghị định 94 của Thủ tướng.
- Thưa ông, ngộ độc thực phẩm là mối lo cận kề của người dân, nhưng nhiều vụ việc gần như không phân định được trách nhiệm thuộc bộ, ngành nào?
TS. Trần Quang Trung: Trong năm 2014 liệu có còn tình trạng thực phẩm “độc” lọt lưới 4 bộ, ngành quản lý an toàn thực phẩm? Nhìn lại 2013, liên Bộ Y tế-Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có sự phối kết hợp khá tốt, điển hình nhất là trong việc ngăn chặn gà nhập lậu. Đây là bài học cho thấy sự kết hợp liên ngành Y tế, Công thương, Nông nghiệp, mà c.ncả Bộ đội Biên phòng, Hải quan, cơ quan truyền thông, đặc biệt là vai trò của UBND các tỉnh, thành phải thể hiện rõ trong chỉ đạo quyết liệt để xử lý gà nhập lậu. Như vậy, việc phối hợp liên bộ, ngành là hiệu quả.
Tuy nhiên, do an toàn thực phẩm là vấn đề phức tạp, nhiều khi xảy ra do “tai nạn” chứ không phải là gian dối nên rất khó có thể đón đầu để ngăn chặn. Nếu đón đầu được thì đã không có khủng hoảng. Do vậy, thực phẩm “độc” lọt lưới luôn là ngoài mong muốn và khá nan giải.
Tuy nhiên năm tới, việc phối hợp liên bộ, ngành sẽ phải chặt chẽ hơn nữa, thông qua việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đặc biệt là cập nhật liên tục từ hệ thống cảnh báo chủ động. Hệ thống này sẽ phải tích cực hơn để các cơ quan liên quan năm bắt được xu hướng cũng như yếu tố nguy cơ, từ đó phối hợp ngăn chặn, xử lý. Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ thông tin cảnh báo từ người dân, cơ quan báo chí và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương.
Trong năm 2014 liên bộ vẫn phải xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các nghị định, nhất là các quy chuẩn về an toàn thực phẩm. Đồng thời xây dựng các kế hoạch định kỳ đột xuất về công tác thanh tra kiểm tra giải quyết sự cố thực phẩm, bởi ngộ độc thực phẩm cũng như sự cố về vệ sinh thực phẩm nói chung luôn tiềm ẩn, nên phải có kế hoạch nâng cao chất lượng của công tác thanh tra kiểm tra, chứ không phải chạy theo số lượng.
Muốn như vậy trong năm 2014, chúng tôi sẽ xây dựng nghị định thay thế Nghị định 79 về tổ chức cũng như công tác thanh kiểm tra, kiểm nghiệm, quy hoạch lại hệ thống kiểm nghiệm, củng cố lại hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm. Ngành y tế hiện có Chi cục, nhưng Sở Công thương chỉ có 1 phòng ở Sở, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Chi cục thú y, nhưng các mảng khác cần được củng cố, nhất là hệ thống thanh tra chuyên ngành. Cùng đó ngành y tế cần tiếp tục giám sát và kiểm soát ngộ độc thực phẩm theo đề án Thủ tướng đã phê duyệt.
Trong năm 2014, công tác thanh tra, xử phạt cũng sẽ có hiệu quả, có tính răn đe hơn vì đã có Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo. Các mức phạt cao hơn mang tính răn đe, bên cạnh hình thức phạt bổ sung hoặc đưa hồ sơ sang cơ quan công an. Nhưng chúng tôi rất cũng mong cơ quan truyền thông phải kiểm soát quảng cáo, nhất là quảng cáo thực phẩm chức năng. Điều này rất quan trọng cho quản lý thực phẩm chức năng./.