Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc xâm lược năm 1974 và nay chiếm đóng bất hợp pháp. |
Bài viết dẫn các nguồn tin cho rằng, Philippines có kế hoạch mua thêm 2 tàu chiến Mỹ. Đài Loan cũng đang trang bị tên lửa mới của Mỹ cho tàu ngầm của họ (tên lửa Harpoon).
Bài báo dẫn lời Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Philippines Bautista ngày 15 tháng 1 cho biết, Philippines sẽ mua thêm 2 tàu chiến trong khuôn khổ kế hoạch viện trợ quân sự do Mỹ tuyên bố vào tháng 12 năm 2013. Tổng kim ngạch là 40 triệu USD.
Trong khi đó, sau bước vào năm mới, Đài Loan tiếp tục sở hữu 1 lô tên lửa hành trình chống hạm Harpoon. Sẽ dùng chúng để trang bị cho tàu tuần tra và máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan, hiện đã trang bị chúng cho 2 tàu ngầm do Hà Lan chế tạo.
Tàu ngầm diesel Hà Nội lớp Kilo, Hải quân Việt Nam đã về nước bảo vệ chủ quyền biển đảo. |
Theo bài báo, Việt Nam cũng tuyên bố bác bỏ mạnh mẽ quy định mới của Trung Quốc trên Biển Đông đưa ra ngày 1 tháng 1 năm 2014, bởi vì nó xâm phạm nghiêm trọng toàn vẹn lãnh thổ và xâm phạm thô bạo chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cuối cùng, theo bài báo, các địa phương của Việt Nam tổ chức kỷ niệm tròn 40 năm chiến tranh trên biển Việt-Trung và yêu cầu Trung Quốc trả lại quần đảo Hoàng Sa (do nước này xâm lược trước đây). Tất cả những điều này đều xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa đưa ra quy định mới (bất hợp pháp) trên Biển Đông.
Tàu ngầm diesel Tp.Hồ Chí Minh cũng sắp về nước bảo vệ chủ quyền biển đảo |
Truy nguồn lịch sử, chính tham vọng lãnh thổ của nước khác và hành động xâm lược của Trung Quốc trước đây (1974, 1988…) mới gây nên điểm nóng hôm nay trên Biển Đông, thách thức nghiêm trọng chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam.
Bài báo dẫn lời Dmitry Mosyakov, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương, Viện Khoa học Nga điểm lại lịch sử Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam:
"Ngày 15 tháng 1 năm 1974, 'tàu cá' Trung Quốc đã đổ bộ lên đá ngầm vòng Lưỡi Liềm ở quần đảo Hoàng Sa do VN Cộng hòa kiểm soát. Họ đã dựng cờ Trung Quốc và bắt đầu xây dự công trình dân dụng (tất cả những hoạt động này là bất hợp pháp, là xâm lược). Chính quyền VN Cộng hòa đã điều tàu khu trục đến đó và phá tan cột cờ Trung Quốc.
Ngày 17 tháng 1, Trung Quốc điều tàu chiến có lực lượng đánh bộ tới khu vực này. Ngày 19 tháng 1, họ bắt đầu tấn công đá ngầm vòng. Lực lượng phòng ngự của VN Cộng hòa nhanh chóng bị TQ dùng vũ lực đông hơn chế áp, bởi vì cán cân sức mạnh chêch lệch nhau xa, Trung Quốc đã chiếm ưu thế rõ rệt. Ngày 20 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã chiếm được quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam)".
Hải quân Việt Nam (ảnh minh họa) |
Ông Dmitry Mosyakov cho rằng, không loại trừ, nếu không sử dụng các biện pháp hòa bình hiện có, 40 năm trước, cuộc chiến tranh chớp nhoáng này đến nay có thể diễn biến thành chiến tranh quy mô lớn. (Khi Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam đang mải chiến tranh chống Mỹ cứu nước).
"Thề bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam" |
Bài báo tuyên truyền cho rằng, bất kể như thế nào, Việt Nam cũng giống như Philippines, gần đây cũng đã đưa ra "nắm đấm" đối với Trung Quốc. Hơn nữa, những hành động này của Việt Nam được đưa ra sau khi Mỹ lên án mạnh mẽ quy định mới của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bắc Kinh đã thông qua con đường ngoại giao nói với Mỹ không nên phát đi tín hiệu sai lầm cho bất cứ ai, không nên khiêu khích tình hình khu vực không có liên quan gì với họ.
Hải quân Việt Nam canh giữ biển trời quê hương |