Nhật Bản công bố kế hoạch biên chế lực lượng tác chiến bảo vệ đảo

06/02/2014 09:53
Việt Dũng
(GDVN) - Trung đoàn cơ động đổ bộ có 3 liên đội, triển khai ở Sasebo, Nagasaki, quy mô 2.000-3.000 quân, hoàn thành biên chế trước 2018, triển khai nhiều vũ khí...
Lực lượng đoạt đảo bí mật của Nhật Bản
Lực lượng đoạt đảo bí mật của Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản ngày 2 tháng 2 đã công bố toàn bộ diện mạo "Trung đoàn cơ động đổ bộ" mà "Đại cương kế hoạch phòng vệ" mới tháng 12 năm 2013 đề xuất thành lập.

Dưới Trung đoàn cơ động đổ bộ có 3 đại đội (liên đội), có kế hoạch triển khai ở thành phố Sasebo, tỉnh Nagasaki, ở đó trước đây đã triển khai lực lượng chuyên phòng vệ đảo nhỏ xa xôi - đó là đơn vị JGSDF Western Army Infantry Regimen (WAIR) (khoảng 700 người).

Trung đoàn cơ động đổ bộ là lực lượng trực thuộc của "Tổng đội Mặt đất" mới thành lập, là một đơn vị lớn có quy mô khoảng 2.000 - 3.000 người.

Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch hoàn thành biên chế trước năm 2018. Xét tới "mối đe dọa và khiêu khích" của Trung Quốc đối với chủ quyền đảo Senkaku và các đảo lân cận, Chính phủ Nhật Bản sẽ đẩy nhanh xây dựng thế trận ứng phó với các trường hợp ngoài ý muốn.

Lực lượng chiến đấu chủ yếu của Trung đoàn cơ động đổ bộ là "đại đội 1" - đại đội này sẽ tiến hành tổ chức lại trên cơ sở đơn vị WAiR, cùng với Bộ Tư lệnh triển khai ở thành phố Sasebo. Nhân viên đại đội 2 và 3 lần lượt có 700 - 900 người, giai đoạn hiện nay vẫn chưa xác định địa điểm triển khai.

Nhật Bản mua xe tấn công đổ bộ AAV-7 của Mỹ
Nhật Bản mua xe tấn công đổ bộ AAV-7 của Mỹ

Trung đoàn cơ động đổ bộ có kế hoạch triển khai 52 xe lưỡng dụng đổ bộ trước năm tài khóa 2018. Xe lưỡng dụng đổ bộ là trang bị cốt lõi phát huy sức chiến đấu hiện nay của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.

Lực lượng Phòng vệ Mặt đất sẽ đưa ra tư tưởng tác chiến cho sử dụng xe lưỡng dụng đổ bộ. Bản dự thảo của tư tưởng là, giải thiết hòn đảo ở hướng tây nam bị tấn công, điều xe lưỡng dụng đổ bộ xuất phát lên đường từ trên biển cách đảo khu vực chiến đấu vài trăm km, để lực lượng chiến đấu đổ bộ.

Lực lượng Phòng vệ Mặt đất còn có kế hoạch nhập khẩu máy bay vận tải MV-22 Osprey cất hạ cánh thẳng đứng của Quân đội Mỹ, máy bay này có thể điều động lực lượng tới tiền tuyến.

Khi đảo nhỏ xa xôi bị tấn công, người được chọn phụ trách tác chiến thống nhất của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất/Biển/Trên không Nhật Bản dự kiến là Tư lệnh Tổng đội Mặt đất (mới thành lập). Ngoài trung đoàn cơ động đổ bộ, Tư lệnh Tổng đội còn phải thống lĩnh các Phương diện đội (quân đoàn) phân bố ở 5 khu vực trên cả nước.

Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có kế hoạch có thể điều "đại đội cơ động ứng phó khẩn cấp" từ các nơi trên cả nước tới hiện trường, trực thuộc sư đoàn cơ động và lữ đoàn cơ động, nhằm bảo đảm cho lực lượng các khu vực cũng có thể nhanh chóng tiến đến các hòn đảo tây nam tác chiến.

Nhật Bản muốn mua máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ
Nhật Bản muốn mua máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ

Tư lệnh Tổng đội Mặt đất sẽ còn tiến hành tác chiến hiệp đồng với "Hạm đội Phòng vệ" - trung tâm tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển và "Tổng đội hàng không" của Lực lượng Phòng vệ Trên không. Xét tới phải tăng cường hợp tác với Quân đội Mỹ, Bộ Tư lệnh Tổng đội Mặt đất rất có thể thiết lập ở quân doanh Zama, tỉnh Kanagawa - trụ sở Bộ tư lệnh Lục quân Mỹ đóng tại Nhật Bản.

Việt Dũng