Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel |
Mạng quân sự sina Trung Quốc dẫn trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 10 tháng 2 đưa tin, tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 6 tháng 2 tiết lộ, Bộ Quốc phòng Ấn Độ gần đây đã phê chuẩn chương trình hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa với công ty của Israel, chương trình mới nhằm đề phòng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc này tạm thời còn chưa được đặt tên chính thức.
Được biết, các doanh nghiệp tham gia chủ yếu là Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), Công ty TNHH động lực Balart Ấn Độ (BDL), Công ty TNHH Điện tử Balart Ấn Độ (BEL), Công ty công nghiệp máy bay Israel (IAI) và Công ty Rafael.
Hợp đồng hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ và Israel sẽ được ký kết trong 6 tháng tới.
Chương trình hệ thống phòng thủ tên lửa liên hợp tận dụng đầy đủ thành quả công nghệ của Ấn Độ trong chương trình nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầng thấp, loại tên lửa đánh chặn này sẽ bắt đầu trực chiến đấu vào năm 2015.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel |
Ngoài ra, bộ phận quan trọng của hệ thống này sẽ còn gồm có radar do Công ty công nghiệp máy bay Israel và Công ty TNHH điện tử Balart Ấn Độ hợp tác nghiên cứu chế tạo.
Tóm lại, hệ thống phòng thủ tên lửa triển vọng này sẽ là một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng nấc, trong đó có tên lửa đánh chặn tầm ngắn, tầm trung và tầm xa.
Công ty Rafael Israel còn đề nghị Ấn Độ hợp tác nghiên cứu chế tạo và cung ứng hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính và tình báo, nhưng Quân đội Ấn Độ tạm thời còn chưa phản hồi. Hiện nay, Ấn Độ còn chưa trang bị hệ thống C4I trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa.
Tháng 5 năm 2013, nhà cầm quyền Ấn Độ tuyên bố, chuẩn bị sử dụng vệ tinh đồng bộ Trái đất để thăm dò tình hình phóng tên lửa đạn đạo. Mãi đến khi đó, truyền thông và công chúng mới biết, hệ thống vệ tinh triển vọng sẽ là một trong những yếu tố của hệ thống phòng thủ tên lửa Ấn Độ.
Được biết, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đã nhận được nhiệm vụ, nghiên cứu chế tạo máy quay và kính viễn vọng thiên văn mới cho loại vệ tinh này.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel |
Điều còn phải chỉ ra là, năm 2010, Israel từng đề nghị cung ứng hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome cho Ấn Độ, đồng thời tiến hành đàm phán về vấn đề cung ứng hệ thống phòng thủ tên lửa David's Sling hợp tác nghiên cứu chế tạo giữa Công ty Rafael Israel và Công ty Raytheon Mỹ, cuối cùng kết thúc thất bại vào tháng 2 năm 2013, phía Ấn Độ từ chối mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel.