Phương án thiết kế tàu sân bay Type 001A Trung Quốc (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Tuần báo "Người đưa tin công nghiệp quốc phòng" Nga ngày 12 tháng 2 đưa tin, Trung Quốc dự định sở hữu 4 tàu sân bay trong tương lai gần, trong đó gồm cả tàu sân bay Liêu Ninh hiện đang tiến hành thử nghiệm tập trung.
Những tàu sân bay này không phải sử dụng động cơ hạt nhân, trong quá trình chế tạo sẽ tích cực tham khảo kinh nghiệm chế tạo và cải tạo tàu sân bay Varyag mua của Ukraine năm 1998. Trong tương lai xa, số lượng tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc có thể sẽ chỉ kém Mỹ. Mỹ hiện sở hữu 11 tàu sân bay.
Bài viết cho biết, thông tin Trung Quốc sẽ sở hữu 4 tàu sân bay được đưa ra vào trung tuần tháng 1 năm 2014. Tin này cho biết, việc chế tạo tàu sân bay thứ hai đang tiến hành. Trước kia, nhà cầm quyền Trung Quốc từng cho biết, từ năm 2015 đến năm 2016 Trung Quốc sẽ sở hữu ít nhất 2 tàu sân bay. Nhưng, dự đoán, kế hoạch này không thể thực hiện đúng hạn, song Bắc Kinh đã đưa ra phương hướng phát triển tương đối rõ ràng.
Kế hoạch chế tạo tàu sân bay Trung Quốc dự kiến sẽ tiến hành theo 2 giai đoạn. Thông tin vào trung tuần tháng 1 hầu như là giai đoạn thứ nhất chỉ số lượng tàu sân bay sẽ tăng lên 4 chiếc.
Lấy 2 tàu sân bay trong đó làm nền tảng, sẽ thành lập biên đội tàu sân bay vào năm 2020, sau đó hoàn thành chế tạo 2 tàu sân bay khác. Những tàu sân bay này sẽ sử dụng động cơ thông thường. Theo bài báo, lượng giãn nước của chúng sẽ từ 50.000 - 55.000 tấn.
Phương án thiết kế tàu sân bay Type 001A Trung Quốc (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Tàu sân bay chế tạo giai đoạn thứ nhất của Trung Quốc sẽ là tàu sân bay kiểu cất cánh cự ly ngắn, hạ cánh bình thường, không có máy phóng, nhưng có ván cầu và thiết bị cản lại khi hạ cánh (cáp hãm đà).
Những tàu sân bay này chế tạo ở Đại Liên là quyết định hợp lý, bởi vì nhà máy chế tạo xong cuối cùng tàu sân bay Liêu Ninh rất hiểu rõ đặc điểm của loại tàu sân bay này. Thời hạn chế tạo tàu sân bay nội địa Trung Quốc dự kiến là 6 năm.
Theo bài viết, điều đáng chú ý là, nhà máy đòng tàu Đại Liên và nhà máy đóng tàu Giang Nam trước đây từng chế tạo mô-đun cho tàu sân bay Trung Quốc, phải chăng sẽ để 2 doanh nghiệp này chế tạo tàu sân bay mới vẫn còn chưa rõ.
Có tin cho biết, sản xuất mô-đun là để chứng minh doanh nghiệp đóng tàu có khả năng chế tạo tàu cấp độ như tàu sân bay. Những mô-đun này rất có thể sẽ sử dụng khi chế tạo. Ngay từ giữa năm 2011 đã có tin cho rằng, Trung Quốc đã bắt tay chế tạo tàu sân bay thứ hai, địa điểm ở nhà máy đóng tàu nằm ở đảo Trường Hưng thuộc vùng châu thổ Trường Giang.
Nhưng, điều gây chú ý hơn là giai đoạn 2 của chương trình tàu sân bay Trung Quốc. Năm 2012 có tin cho rằng, trong giai đoạn 2, Trung Quốc sẽ chế tạo ít nhất 2 tàu sân bay lượng giãn nước 65.000 tấn, hơn nữa sẽ sử dụng động cơ hạt nhân và máy phóng.
Hai tàu sân bay này sẽ đưa vào biên chế sau năm 2020, rất có thể là cuối thập niên 20. Để thực hiện những kế hoạch này, tháng 2 năm 2013, Chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch chế tạo tàu chiến mặt nước động cơ hạt nhân, trước hết là tàu sân bay.
Phương án thiết kế tàu sân bay Type 001A Trung Quốc (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Căn cứ vào kế hoạch, Trung Quốc chuẩn bị nghiên cứu chế tạo lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ thế hệ mới. Trong tương lai có kế hoạch sử dụng loại lò phản ứng này trên tàu sân bay, tàu ngầm chiến lược và tàu vận tải.
Ngày 22 tháng 2 năm 2013, Cục thống kê quốc gia Trung Quốc đã công bố thông báo thống kê phát triển kinh tế và xã hội quốc dân năm 2012. Thông báo này cho thấy, lĩnh vực khoa học công nghệ cao trong khuôn khổ Chương trình 863 đã tiến hành 1.165 công tác nghiên cứu khoa học và thử nghiệm. Thông báo không tiết lộ chi tiết khác của Chương trình 863, vì vậy, về tổng thể, hầu như không biết gì về kế hoạch.
Nhưng, những hình ảnh vệ tinh của Mỹ cho t hấy, tàu sân bay Trung Quốc phần lớn sẽ sử dụng máy phóng điện từ. Đầu năm 2014, trên internet xuất hiện hình ảnh có liên quan đến thiết bị thử nghiệm máy phóng tàu sân bay Trung Quốc, một số tài liệu cho biết, thiết bị này được bắt đầu chế tạo từ năm 2002.
Căn cứ vào tính toán ban đầu từ hình ảnh vệ tinh cho thấy, thiết bị phóng này dài khoảng 120 - 150 m. Chi tiết công nghệ của thiết bị mới còn chưa biết. Điều được biết của dư luận chỉ là, nguyên mẫu thử nghiệm máy phóng điện từ được chế tạo xong từ năm 2008. Địa điểm chế tạo là một câu đố.
Phương án thiết kế tàu sân bay Type 001A Trung Quốc (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Máy phóng điện từ cần năng lượng của động cơ hơi nước thông thường và tụ điện chuyên dụng. Bài viết cho rằng, nếu chương trình máy phóng có thể tiến hành đến cùng, thì Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sử dụng hệ thống phóng điện từ trên tàu sân bay. Hiện nay, Mỹ đang nghiên cứu chế tạo loại thiết bị này mang tên EMALS. Trên tàu sân bay động cơ lớp Ford Mỹ sẽ trang bị máy phóng điện từ, tàu sân bay đầu tiên của lớp này năm 2016 sẽ đi vào hoạt động.
Hải quân Trung Quốc dự định sở hữu ít nhất 6 biên đội tàu sân bay, chúng sẽ triển khai ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Được biết, mục đích của chúng là hộ tống cho hạm đội, tạo sự hỗ trợ cho các "chiến dịch đổ bộ". Hơn nữa, sở hữu tàu động cơ hạt nhân sẽ làm cho năng lực của những lực lượng này tăng mạnh.
Đặc biệt là, tàu động cơ hạt nhân có khả năng chạy liên tục hầu như vô hạn, điều có hạn chỉ là khả năng biên chế nhân viên của tù. Điều này có nghĩa là, Trung Quốc chắc chắn sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự ở các đại dương trên thế giới để chống chọi lại Mỹ. Mặc dù mục tiêu còn xa xôi, nhưng sở hữu trước tàu sân bay động cơ thông thường vẫn là sự lựa chọn kinh tế hơn, thích hợp hơn.
Phương án thiết kế tàu sân bay Type 001A Trung Quốc (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |