Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đổ bộ bằng máy bay trực thăng Chinook (ảnh minh họa) |
Ngày 2 tháng 2 năm 2014, Chính phủ Nhật Bản đã công bố phương án biên chế "Quân đoàn cơ động đổ bộ" mới thành lập của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất.
Theo kế hoạch, lực lượng tác chiến đổ bộ lấy đoạt đảo làm mục đích này sẽ hoàn thành triển khai vào năm 2018.
Trong khi đó, báo Thanh niên Trung Quốc cho rằng, từ việc sửa đổi "Đại cương kế hoạch phòng vệ" đến thành lập "Quân đoàn cơ động đổ bộ" lấy đoạt đảo làm mục đích - đây là cách làm "cực kỳ hiếu chiến" của chính quyền Shinzo Abe, không những làm cho láng giềng châu Á (Trung Quốc) không yên tâm, mà còn làm cho đồng minh của họ (?) liên tục lo ngại.
"Quân đoàn cơ động đổ bộ"
Sự ra đời của "Quân đoàn cơ động đổ bộ" đến từ nhu cầu cấp bách của chính quyền Shinzo Abe đối với khả năng phòng vệ đảo. Khi đưa ra "Đại cương kế hoạch phòng vệ" vào năm 2013, ông Shinzo Abe công khai đề xuất, để thực hiện "chủ nghĩa hòa bình tích cực", Nhật Bản cần có khả năng phòng vệ mạnh, hơn nữa điều cần coi trọng nhất của Lực lượng Phòng vệ chính là khả năng đoạt lại đảo.
Đối với vấn đề này, Lực lượng Phòng vệ sẽ tăng cường khả năng tác chiến cơ động và đổ bộ lên đảo nhanh chóng, xây dựng cơ chế bảo đảm đoạt lại đảo. Trong "Đại cương kế hoạch phòng vệ" phiên bản năm 2013 đề xuất rõ, phải thành lập mới "Quân đoàn cơ động đổ bộ" trong Lực lượng Phòng vệ Mặt đất để tăng cường phòng vệ đảo và bảo đảm tác chiến lập thể trên biển-trên không.
Xe chiến đấu đổ bộ AAV7 của Thủy quân lục chiến Mỹ (ảnh minh họa) |
Căn cứ vào kế hoạch mà Chính phủ Nhật Bản công bố, 3 liên đội 1, 2 và 3 trực thuộc "Quân đoàn cơ động đổ bộ" mới lập ra lần này có kế hoạch triển khai ở thành phố Sasebo, tỉnh Nagasaki.
"Quân đoàn cơ động đổ bộ" sẽ là lực lượng trực thuộc của "Tổng đội mặt đất" mới thành lập, quy mô là 2.000 - 3.000 người, trang bị cốt lõi là 52 xe lội nước (xe chiến đấu đổ bộ) và số lượng nhất định máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey.
Trong đó, liên đội 1 của "Quân đoàn cơ động đổ bộ" được thành lập trên nền tảng "liên đội WAiR" triển khai ở Sasebo hiện nay. Từ tính chất của liên đội WAiR và trang bị chiến đấu tương lai của "Quân đoàn cơ động đổ bộ" sẽ thấy, "Quân đoàn cơ động đổ bộ" về bản chất là một lực lượng "Thủy quân lục chiến" thực sự của Nhật Bản.
Trước hết, liên đội WAiR - lực lượng nền tảng để xây dựng "Quân đoàn cơ động đổ bộ" - thực chất là hình thức ban đầu của "Thủy quân lục chiến" Nhật Bản. Liên đội WAiR thành lập vào tháng 3 năm 2002, được Quân đoàn Phương Tây của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất trực tiếp chỉ huy, tổng binh lực khoảng 660 người.
Nó tuy thành lập với danh nghĩa "chiến tranh chống du kích", nhưng thực chất là lực lượng cốt lõi tiến hành phòng vệ đảo tây nam của Lực lượng Phòng vệ, là một lực lượng tác chiến đảo nhỏ sớm nhất của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất.
Về vũ khí trang bị, nó trang bị xe cơ động tốc độ cao chiến trường và vũ khí hạng nhẹ các loại; về biên chế lực lượng, nó dựa vào tổ chức liên đội - trung đội - tiểu đội, trong đó trung đội là đơn vị tác chiến hợp thành cơ bản, có khả năng tác chiến độc lập khá mạnh.
Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey do Mỹ chế tạo |
Điều đặc biệt quan trọng là, liên đội WAiR rất chú trọng học tập Thủy quân lục chiến Mỹ - lực lượng giỏi tác chiến đổ bộ, nhằm tăng cường khả năng tác chiến tấn công-phòng thủ đổ bộ.
Bắt đầu từ năm 2005, họ mỗi năm điều 1 trung đội binh lực đến California, Mỹ tiến hành huấn luyện đoạt đảo liên hợp trong thời gian 1 tháng. Do đó, không khó nhận ra, "Quân đoàn cơ động đổ bộ" được thành lập trên nền tảng này rõ ràng là "Thủy quân lục chiến".
Thứ hai, trang bị chủ yếu tương lai của "Quân đoàn cơ động đổ bộ" là trang bị tác chiến đổ bộ điển hình. Theo kế hoạch, "Quân đoàn cơ động đổ bộ" sẽ trang bị xe lội nước và máy bay vận tải MV-22 Osprey.
Hai loại trang bị này đều là trang bị tiêu chuẩn mà Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng hiện nay. Xe lội nước chủ yếu dùng để thực hiện đổ bộ bờ biển, máy bay MV-22 Osprey chủ yếu tiến hành đổ bộ thẳng đứng địch hậu.
Nếu nói liên đội WAiR là "hạt giống" thành lập "Thủy quân lục chiến" của Nhật Bản, thì "Quân đoàn cơ động đổ bộ" chắc chắn là kết quả đầu tiên.
Lực lượng phòng vệ cơ động từng bước trở thành nòng cốt của lực lượng quân sự Nhật Bản
Trên thực tế, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất lần này tập trung thành lập "Quân đoàn cơ động đổ bộ" có liên quan chặt chẽ với tư tưởng xây dựng Lực lượng Phòng vệ lấy "tư tưởng Lực lượng Phòng vệ cơ động" làm trung tâm do Nhật Bản đưa ra những năm gần đây.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đáp máy bay vận tải Osprey Mỹ tiến hành huấn luyện liên hợp |
Ngay từ "Đại cương kế hoạch phòng vệ" phiên bản năm 2010, Nhật Bản đã chỉ rõ không nên tiếp tục tuân thủ "tư tưởng Lực lượng Phòng vệ cơ bản" truyền thống, tư tưởng này lấy coi trọng hiệu quả răn đe hiện diện của Lực lượng Phòng vệ làm trung tâm, trong khi đó phải xây dựng một "Lực lượng Phòng vệ cơ động" có thể ngăn chặn và ứng phó hiệu quả hơn các sự kiện, có thể thúc đẩy năng động hơn sự ổn định của môi trường bảo đảm an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và cải thiện môi trường bảo đảm an ninh quốc tế.
"Đại cương kế hoạch phòng vệ" sửa đổi cuối năm 2013 tiếp tục xác định, cần phải kết hợp các nguồn lực phòng vệ của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất/Biển/Trên không, xây dựng "Lực lượng Phòng vệ cơ động tổng hợp", bảo đảm đầy đủ "chất" và "lượng" của Lực lượng Phòng vệ, nâng cao khả năng ứng phó và khả năng phòng thủ. "Đại cương chỉnh đốn Lực lượng Phòng vệ trung hạn" đưa ra cùng thời điểm đã đề xuất biện pháp "tổng hợp" cụ thể.
Quan sát xây dựng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mấy năm gần đây không khó phát hiện thấy chúng đều tiến hành chuyển đổi có trình tự xoay quanh mục tiêu này.
Thể chế tác chiến đổ bộ chính quy lấy tác chiến chống bọc thép làm trung tâm trước đây của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất chuyển đổi sang thể chế phản ứng nhanh đối phó với nhiều hành động quân sự cường độ thấp.
Mỹ-Nhật tiến hành diễn tập quân sự đoạt đảo |
Nhiệm vụ phòng vệ biển gần, hộ tống biển xa lấy tác chiến săn ngầm làm trung tâm trước đây của Lực lượng Phòng vệ Biển chuyển đổi sang nhiệm vụ rộng mở phản ứng nhanh chóng, ứng phó linh hoạt, lấy các hòn đảo tây nam làm trung tâm, tập trung bảo vệ đảo, theo dõi và ứng phó với việc nâng cao khả năng tấn công của tên lửa đạn đạo.
Cùng với việc tiếp tục duy trì tiến hành cảnh giới, theo dõi vùng trời xung quanh bất cứ lúc nào và có thể ứng phó với hoạt động xâm phạm không phận, Lực lượng Phòng vệ Trên không tăng cường xây dựng khả năng tác chiến đường không và phòng thủ tên lửa.
Hiện nay, xây dựng Lực lượng Phòng vệ cơ động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ban đầu đã có quy mô. Trong đó, hiệu quả của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất nổi bật nhất, chủ yếu thể hiện ở một số lực lượng trọng điểm đã và đang thành lập.
"Tập đoàn quân phản ứng trung tâm" là bộ phận lược lượng tác chiến cơ động quan trọng nhất của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất. Nó thành lập vào tháng 3 năm 2007, là một lực lượng phản ứng nhanh có tính chất dự bị chiến lược, binh lực khoảng 4.500 người.
Do lực lượng này đã kết hợp tất cả các lực lượng tinh nhuệ có thể điều động sớm nhất của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, còn được gọi là "mì chính Lực lượng Phòng vệ".
Trong đó, cách nói trong Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có "lữ đoàn nhảy dù 1 trên trời" và "liên đội WAiR trên mặt đất" - những lực lượng này đều là những đơn vị "át chủ bài" của Lực lượng Phòng vệ cơ động.
Lữ đoàn nhảy dù 1 của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiến hành diễn tập |
Tháng 2 năm 2012, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản lại nâng cấp trung đoàn hỗn hợp 1 thành lữ đoàn 15, dưới có các đơn vị như liên đội gọn nhẹ, cụm cao xạ và lực lượng hỗ trợ hậu phương, tổng binh lực 2.100 người.
Lữ đoàn này khác với các lữ đoàn khác của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, là "lữ đoàn kiểu đảo nhỏ" hoàn toàn dựa vào đặc điểm địa lý các đảo ở tây nam làm cơ sở để biên chế, chuyên thực hiện nhiệm vụ tác chiến đảo.
Việc thành lập "Quân đoàn cơ động đổ bộ" lần này là một thành quả mới tăng cường xây dựng Lực lượng Phòng vệ cơ động lấy tác chiến đảo làm trung tâm. Một loạt biện pháp của Nhật Bản cho thấy, họ đang toàn lực xây dựng lực lượng quân sự mới lấy Lực lượng Phòng vệ cơ động làm trung tâm.
Kiểm soát đảo nhỏ và tác chiến trên không-trên biển sẽ là trọng tâm
Nhìn vào vai trò và bối cảnh tác chiến của "Quân đoàn cơ động đổ bộ" sẽ thấy, tác chiến một giai đoạn trong tương lai của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ lấy "kiểm soát đảo nhỏ" và "tác chiến trên không-trên biển" làm trọng tâm.
Nhật Bản dùng tàu đệm khí tiến hành diễn tập đổ bộ đoạt đảo |
Nhật Bản thành lập lực lượng đổ bộ đoạt đảo có mục đích chính là tăng cường khả năng "kiểm soát đảo nhỏ", ở đây “đảo nhỏ” chính là những vùng đất có diện tích nhỏ hẹp được bao bọc bởi biển ở xung quanh, khác với đảo chính. Do có rất nhiều đảo nhỏ và có thể dựa vào đó để mở rộng rất lớn vùng đặc quyền kinh tế, "đảo nhỏ" đã trở thành hạt nhân chiến lược của Nhật Bản.
Trong khi đó, khu vực trọng điểm của "kiểm soát đảo nhỏ" là một loạt nhóm đảo giữa đảo Kyushu Nhật Bản và Đài Loan - được Nhật Bản gọi là "các hòn đảo tây nam". Nó thực chất đã hình thành đoạn giữa của chuỗi đảo thứ nhất, là vách ngăn tự nhiên giữa đại lục Đông Á và Tây Thái Bình Dương.
Bất kể là bao vây Quân đội Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương hay bảo đảm cho quân Mỹ xâm nhập chuỗi đảo thứ nhất, nó đều là khu vực có giá trị chiến lược rất quan trọng.
Dựa vào tư tưởng tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, để ứng phó với sự "xâm phạm dân sự" có thể xuất hiện ở "đảo nhỏ" lấy các đảo tây nam làm trung tâm, đối với 3 tình huống đe dọa khác nhau như "tấn công trên biển" và "lực lượng tiến hành đổ bộ cưỡng chế", sẽ thực hiện một loạt hành động tác chiến như Lực lượng Phòng vệ Biển/Trên không tiến hành tấn công trên biển. Trong đó, lực lượng đổ bộ đoạt đảo là lực lượng quan trọng của "kiểm soát đảo nhỏ".
Nhưng, muốn thực hiện "kiểm soát đảo nhỏ" không tách rời sự chi viện hiệu quả của chiến trường trên không-trên biển. Vì vậy, "kiểm soát đảo nhỏ" được triển khai và thực hiện trong bối cảnh lớn "tác chiến trên không-trên biển". "Tác chiến trên không-trên biển" vừa là sự mở rộng của khái niệm tác chiến "kiểm soát đảo nhỏ", vừa là sự tăng cường mức độ tác chiến liên hợp của Lực lượng Phòng vệ và nâng cao cấp độ tác chiến liên minh Nhật-Mỹ.
Lực lượng đoạt đảo bí mật của Nhật Bản |
Từ "Đại cương kế hoạch phòng vệ" sửa đổi năm 2013 thể hiện tư thế tích cực, chủ động hơn, đến "Quân đoàn cơ động đổ bộ" bắt đầu thành lập trong năm nay lấy đoạt đảo làm mục đích, không khó để nhận ra, chính quyền Shinzo Abe đang từng bước thực hiện tư tưởng tăng cường Lực lượng Phòng vệ do họ đưa ra.
Báo Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, cách làm này không những gây bất an cho các nước láng giềng châu Á (Trung Quốc), mà "đồng minh cũng ý thức được tính nguy hiểm".
Ngày 9 và 10 tháng 2, Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Mỹ và Tư lệnh quân Mỹ tại Nhật Bản đã nói về tình hình căng thẳng ở Đông Á và đều “yêu cầu Nhật Bản không nên khiêu khích”, cho biết quân Mỹ sẽ không trực tiếp can thiệp vào xung đột quân sự Nhật-Trung.
Theo báo Trung Quốc, ngày 11 tháng 2, chủ nhiệm cấp cao các vấn đề châu Á thuộc Ủy ban an ninh quốc gia Mỹ, Evan Medeiros cũng cho biết, hợp tác Mỹ-Trung tốt hơn nhiều so với đối đầu, Mỹ từ chối quan điểm "các nước lớn mới nổi và các nước lớn vốn có chắc chắn sẽ đi đến đối đầu".
Báo Trung Quốc bôi xấu Nhật Bản cho rằng, những dấu hiệu này cho thấy, cách làm của chính quyền Shinzo Abe Nhật Bản "cực kỳ hiếu chiến", họ muốn khôi phục vị thế cường quốc quân sự trước đây và "không ngại đẩy châu Á vào vực thẳm chiến tranh" - ý đồ này cuối cùng sẽ bị dư luận nhìn rõ.
Lữ đoàn nhảy dù 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiến hành diễn tập |