LTS: Tiếp tục cuộc trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam về công cuộc đổi mới nền giáo dục, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu về chất lượng của đội ngũ nhà giáo và giải pháp tuyển đầu vào có chất lượng cao cho các trường sư phạm.
Thiếu hụt nghiêm trọng lao động có kỹ năng
PV: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng, vì vậy có những ý kiến cho rằng nên có cách chọn Bộ trưởng thật là công khai, các ứng cử viên trình bày kế hoạch phát triển giáo dục Việt Nam thật cụ thể để có thước đo vì người ta chờ đợi quá lâu rồi mà giáo dục vẫn rối. Giáo sư có đồng ý với quan điểm này?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Cách bầu chọn lãnh đạo như vậy ai cũng mong. Không chỉ là mong với riêng vị trí Bộ trưởng GD-ĐT, mà với tất cả các vị trí khác nữa, nhưng ta chưa thực hiện được. Tôi nhớ từ Quốc hội khóa XI các ĐBQH đã đề nghị ứng cử viên vào các chức vụ cao cấp của Nhà nước cần thuyết trình trước Quốc hội về phương hướng công tác của mình, trả lời câu hỏi của đại biểu để có căn cứ bầu hoặc phê chuẩn. Nhưng trên thực tế cho đến nay vẫn chưa làm được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói công việc thành bại là do cán bộ. Phải chăng ta chọn cán bộ chưa đúng nên đất nước phát triển chậm hơn nhiều nước khác? Tôi nghĩ là các cơ quan có thẩm quyền phải gấp rút nghiên cứu để có giải pháp cho vấn đề này.
GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Ngọc Quang |
Vấn đề bây giờ là Bộ GD-ĐT phải tham mưu giúp Chính phủ soạn ra được kế hoạch hành động thật cụ thể để thực hiện Nghị quyết. Lẽ ra khi trình Đề án đổi mới giáo dục ra Trung ương thì đã phải kèm theo bản kế hoạch cụ thể.
GS Nguyễn Minh Thuyết: Từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, nước ta đã tiến hành 4 cuộc cải cách giáo dục và đổi mới nội dung, phương pháp dạy học (vào các năm 1950, 1956, 1979 và 2002). Nhưng cả 4 lần chỉ nhằm vào giáo dục phổ thông.
Trong khi đó, theo tôi, đào tạo ĐH và dạy nghề mới cần cải cách mạnh mẽ, vì đó là những nơi chịu trách nhiệm cuối cùng để đưa sản phẩm ra xã hội. Đây là chỗ yếu nhất trong hệ thống giáo dục, cần phải đầu tư giải quyết ngay.
Nhưng kết quả nghiên cứu bước đầu và thực tế diễn ra ở một số đơn vị sử dụng lao động cũng có thể giúp chúng ta đánh giá phần nào chất lượng chung của nhân lực được đào tạo.
Theo TS Phạm Thị Ly ở ĐHQG TP Hồ Chí Minh, một nghiên cứu của bà Maureen Chao thuộc Trường ĐH Seattle (Mỹ) về lao động bậc cao của Việt Nam cho thấy ngay cả số người được tuyển dụng đúng ngành nghề cũng phải được đào tạo lại về các kỹ năng mềm.
Còn Báo cáo năng lực cạnh tranh của Việt Nam 2009 - 2010 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á của Singapore (ACI) thực hiện thì nhận xét: “Hệ thống GD được mở rộng nhưng không đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng, không gắn với thị trường, dẫn tới thiếu hụt nghiêm trọng lao động có kỹ năng”.
Còn theo các tác giả Lê Văn Út và Thái Lâm Toàn thì từ năm 2006 đến 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký tại đây.
Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng sáng chế. Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines thì có 27 sáng chế.
Bây giờ tất cả chỉ loay hoay vào giáo dục phổ thông là chưa đúng hướng. Vấn đề của giáo dục phổ thông hiện nay là làm sao chống được tiêu cực và chống được quá tải, chứ chất lượng không kém đâu. Kết quả kiểm tra theo chương trình quốc tế PISA vừa qua đã phần nào nói lên điều này.
Chất lượng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ cũng đang là bài toán khó với Bộ GD & ĐT. Ảnh minh họa, nguồn internet. |
Nhà nước cần quy hoạch lại các trường đào tạo bằng ngân sách
Tuy ngân sách nhà nước dành tới 20% cho GD-ĐT, nhưng GDĐH chỉ được 10% của số 20% đó, tức là khoảng 500 triệu USD/năm. Nếu số tiền này tập trung cho một số lượng vừa phải thì chất lượng sẽ cao, nhưng tãi ra cho nhiều trường, cho nhiều người thì chắc chắn chất lượng phải giảm.
Xã hội hóa là một giải pháp hay nhưng cũng có những giới hạn của nó. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư chỉ muốn mở những ngành chi phí thấp mà nhu cầu thị trường nhiều, thu lợi nhanh như quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, tiếng Anh, kế toán…
Không mấy ai muốn mở những ngành ít hấp dẫn thị trường lao động như khoa học cơ bản hoặc đòi hỏi đầu tư trang thiết bị đắt tiền như các ngành kỹ thuật. Cũng không ai chịu đầu tư về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Vì vậy, nhiệm vụ của Nhà nước là phải đầu tư cho những ngành, những địa bàn mà dịch vụ giáo dục tư nhân không đáp ứng được này.
"Nhà nước đảm bảo công việc, ngành sư phạm sẽ có nhiều người tài"
Muốn vậy thì đào tạo phải có kế hoạch, không để cử nhân sư phạm dôi dư quá nhiều. Tổng nhân lực cần cho ngành sư phạm đâu có khó tính toán, khi chúng ta đã biết số trẻ sinh thêm mỗi năm, số trường đã có và cần mở thêm, số học sinh hiện có ở mỗi cấp, mỗi trường, số giáo viên hiện có và sẽ về hưu, cần được thay thế…
Còn nếu làm như hiện nay, SV mới ra trường phải đi xa, rồi sau một thời gian tích lũy được kinh nghiệm lại chuyển vùng để một lớp mới toanh về thay thì học sinh miền núi và nông thôn luôn luôn phải học giáo viên mới, còn ít kinh nghiệm.