Báo TQ: Việt Nam đã kịp mua radar tìm kiếm 3D ST68UM của Ukraine

06/03/2014 12:34
Đông Bình
(GDVN) - Radar tìm kiếm 3D di động ST68UM (36D6-M) dùng cho tên lửa S-300PMU của Việt Nam được vận chuyển ở cảng Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh.
Radar tìm kiếm 3D di động ST68UM (36D6-M) dùng cho tên lửa S-300PMU của Việt Nam được vận chuyển ở cảng Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh
Radar tìm kiếm 3D di động ST68UM (36D6-M) dùng cho tên lửa S-300PMU của Việt Nam được vận chuyển ở cảng Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh

Gần đây truyền thông Trung Quốc liên tục đưa tin về tình hình xây dựng hiện đại hóa của Quân đội Việt Nam, đồng thời đưa ra nhiều đánh giá, bình luận, tuyên truyền, khẳng định Việt Nam đang tập trung hiện đại hóa hải, không quân cho Biển Đông. Sau đây là một số thông tin mới được báo chí Trung Quốc tuyên truyền:

Mua radar cho tên lửa S-300PMU

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 28 tháng 2 có bài viết cho rằng, lực lượng phòng không Việt Nam đã mua radar tìm kiếm 3D kiểu di động ST68UM(36D6-M) của Ukraine dùng cho tên lửa đất đối không S-300PMU, gần đây tháo dỡ ở cảng Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, theo truyền thông Trung Quốc, cũng đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước lớn, trong đó có quan hệ Việt-Nga, Việt-Mỹ, Việt-Nhật, Việt-Ấn… Bởi vì những mối quan hệ này liên quan đến nhiều yếu tố cả về chính trị, quân sự, an ninh, chiến lược và kinh tế…

Báo chí Trung Quốc tỏ ra quan tâm đến những chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Mỹ, Nga, Nhật Bản… tới Việt Nam, trong đó có chuyến thăm vịnh Cam Ranh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (ngày 3 tháng 6 năm 2012) và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản (ngày 17 tháng 9 năm 2013), đồng thời tập trung sức chú ý vào quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.

Tháng 9 năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thăm Việt Nam (ảnh tư liệu)
Tháng 9 năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thăm Việt Nam (ảnh tư liệu)

Theo tiết lộ của Bộ trưởng Itsunori Onodera, Việt Nam đã đề nghị Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra để tăng cường khả năng quản lý, theo dõi hàng hải.

Những động thái về việc Philippines và Malaysia gần đây trên Biển Đông hay kêu gọi Việt Nam tham gia kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc cũng được báo chí Trung Quốc tỏ ra rất nhạy cảm.

Đặc biệt, việc Nhật Bản đang thúc đẩy sửa đổi Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, cho phép xuất khẩu cho các nước ven biển trên tuyến đường hàng hải quan trọng, đồng thời bỏ điều khoản không xuất khẩu vũ khí cho nước đang có tranh chấp… đang khiến cho Trung Quốc tức giận, truyền thông Trung Quốc đã tỏ ra đặc biệt lo ngại.

Mua 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma của Hà Lan

Ngoài ra, tờ báo còn cho biết, tại Triển lãm quốc tế lần thứ 7 về công nghệ đóng tàu, hàng hải và vận tải (Vietship 2014) diễn ra ngày 26 tháng 2 tại Hà Nội, nhà máy đóng tàu của Tập đoàn Damen Hà Lan đã trưng bày mô hình tàu hộ vệ Type Sigma 9814 sắp xuất khẩu cho Việt Nam.

Mô hình tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma Type 9814 sắp xuất khẩu cho Việt Nam của nhà máy Schelde, Tập đoàn Damen của Hà Lan tại triển lãm Vietship 2014 Hà Nội vào ngày 26 tháng 2 năm 2014 (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Mô hình tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma Type 9814 sắp xuất khẩu cho Việt Nam của nhà máy Schelde, Tập đoàn Damen của Hà Lan tại triển lãm Vietship 2014 Hà Nội vào ngày 26 tháng 2 năm 2014 (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)

Trang mạng khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc cho biết, nhà máy đóng tàu Schelde (DSNS) của Tập đoàn Damen Hà Lan ngày 22 tháng 8 đã xác nhận, Việt Nam sẽ mua hai tàu hộ vệ hạng nhẹ của Hà Lan.

Đàm phán giữa nhà máy đóng tàu này với Hải quân Việt Nam về việc bàn giao 2 tàu hộ vệ đã đạt được thỏa thuận nhất trí, loại tàu cung cấp cho Việt Nam là tàu hộ vệ lớp Sigma Type 9814.

Một nguồn tin cho biết, trong năm nay, hai bên sẽ ký kết hợp đồng chính thức, trị giá hợp đồng sẽ đạt 500 triệu Euro (668 triệu USD), nhà cầm quyền Hà Lan sẽ phụ trách một phần vốn của giao dịch này.

Tuy nhiên, phương án chế tạo và thời gian biểu cụ thể đã không được tiết lộ, song rất có thể là một chiếc sẽ được nhà máy đóng tàu Schelde chế tạo tại Hà Lan, còn một chiếc khác được chế tạo tại Việt Nam.

Hiện nay, Tập đoàn Damen đã có 5 nhà máy đóng tàu thương mại tại Việt Nam, đồng thời đang xây dựng nhà máy thứ sáu tại thành phố Hải Phòng - thành phố cảng lớn nhất miền bắc Việt Nam.

Tàu hộ vệ lớp Sigma dài khoảng 90 m, lượng giãn nước khoảng 1.700 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, trang bị các vũ khí trang bị như 1 pháo Oto Melana 76 mm, 4 quả tên lửa chống hạm, 2 hệ thống tên lửa phòng không ngư lôi. So với tàu hộ vệ lớp Gepard do Nga chế tạo, hỏa lực của tàu lớp Sigma có hỏa lực không hề thua kém, trái lại, radar và hệ thống điện tử còn hơn một bậc.

Mô hình tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma Type 9814 sắp xuất khẩu cho Việt Nam của nhà máy Schelde, Tập đoàn Damen của Hà Lan tại triển lãm Vietship 2014 Hà Nội vào ngày 26 tháng 2 năm 2014 (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Mô hình tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma Type 9814 sắp xuất khẩu cho Việt Nam của nhà máy Schelde, Tập đoàn Damen của Hà Lan tại triển lãm Vietship 2014 Hà Nội vào ngày 26 tháng 2 năm 2014 (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)

Theo công bố tại triển lãm Vietship 2014 thì các thông số kỹ thuật tàu hộ vệ lớp Sigma mà Hà Lan chế tạo cho Việt Nam được Tập đoàn Damen công bố gồm: dài 99,91 m, rộng 14,02 m, mớn nước 3,75 m, lượng giãn nước 2.150 tấn, số lượng thuyền viên là 103 người.

Được biết, Tập đoàn Damen đã công bố 2 mô hình tàu lớp Sigma tại Vietship 2014, cả 2 mô hình Sigma 9814 về cơ bản có cấu hình hỏa lực, điện tử tương đương nhau, nhưng có sự khác nhau ở nhà chứa trực thăng.

Tàu được thiết kế tàng hình, trang bị pháo Oto Melara 76,2 mm do Italy sản xuất, đặc biệt là tháp pháo được thiết kế tối ưu để giảm diện tích phản xạ sóng radar RCS.

Phía sau tháp pháo bố trí hệ thống ống phóng thẳng đứng lắp tên lửa phòng không tầm ngắn VL MICA. Ở giữa thân tàu có 2 bệ phóng 8 nòng lắp tên lửa chống hạm cận âm Exocet MM40. Theo truyền thông Pháp, Pháp đã đồng ý cung cấp tên lửa Exocet MM40 Block III (tầm bắn 180 km) và tên lửa VL MICA cho Việt Nam.

Theo báo Trung Quốc, nếu nhập khẩu, tàu hộ vệ lớp Sigma sẽ trở thành tàu chủ lực của Việt Nam, hơn nữa điều này cũng có lợi cho nâng cao năng lực chế tạo tàu chiến tiên tiến cho nhà máy đóng tàu của Việt Nam.

Mô hình tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma Type 9814 sắp xuất khẩu cho Việt Nam của nhà máy Schelde, Tập đoàn Damen của Hà Lan tại triển lãm Vietship 2014 Hà Nội vào ngày 26 tháng 2 năm 2014 (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Mô hình tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma Type 9814 sắp xuất khẩu cho Việt Nam của nhà máy Schelde, Tập đoàn Damen của Hà Lan tại triển lãm Vietship 2014 Hà Nội vào ngày 26 tháng 2 năm 2014 (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)

Tuyên truyền: Việt Nam biết “chơi cờ” với các đối thủ

Trang mạng quân sự Trung Quốc ngày 21 tháng 2 dẫn báo Malaysia cho rằng, Biển Đông là tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, là “cổ họng” từ Ấn Độ Dương đi qua eo biển Malacca rồi tiến vào Tây Thái Bình Dương – vị trí chiến lược hết sức quan trọng.

Trong khi đó, Biển Đông còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhất là dầu khí – đây là “nguyên nhân chủ yếu nhất” làm cho Biển Đông nóng lên trong những năm gần đây.

Bài báo cho rằng, tại Đối thoại Shangri-La gần nhất, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi các nước trong khu vực xây dựng lòng tin chiến lược, kêu gọi các nước lớn ngoài khu vực tham gia các vấn đề của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời Thủ tướng cũng đã trình bày về chính sách ngoại giao mới của Việt Nam.

Theo bài báo thì, ngoại giao Việt Nam xác lập cục diện “thế chân vạc”: Áp dụng ngoại giao cân bằng đa phương; tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao thực lực quốc phòng và ngoại giao; duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.

Bài báo cho rằng, chi tiêu quân sự của Việt Nam năm 2013 là 3,78 tỷ USD, dự kiến năm 2017 tăng lên 4,9 tỷ USD, mức tăng 30%. Ngoài Nga và Ukraine, Việt Nam đã mở rộng nguồn cung vũ khí tới Âu-Mỹ như Belarus, EU, Mỹ, Canada, Israel, Ấn Độ.

Quan hệ quân sự Việt-Mỹ đã có sự đột phá, cho dù Mỹ chưa cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Tên lửa chống hạm-phòng thủ bờ biển Bastion
Tên lửa chống hạm-phòng thủ bờ biển Bastion

Bài báo cho rằng, Việt Nam đặt hiện đại hóa trang bị hải, không quân lên vị trí hàng đầu. Các chương trình mua sắm vũ khí trang bị đang được Việt Nam tích cực thúc đẩy là: mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga, mua máy bay chiến đấu ném bom Su-30MK2V của Nga, mua tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma của Hà Lan.

Trong đó, đến năm 2016, Nga sẽ hoàn thành bàn giao 6 tàu ngầm lớp Kilo Type 636 cho Hải quân Việt Nam, chúng dùng để thực hiện nhiệm vụ trinh sát, tuần tra, săn ngầm và chống hạm.

Hải quân Việt Nam phân chia vùng biển ra 4 vùng, có tổng quân số khoảng 50.000 quân, có trên 120 tàu chiến đấu. Việt Nam đã triển khai tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gepard, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P do Nga chế tạo ở miền Trung và miền Nam, khả năng răn đe đối với các mục tiêu trên biển tương đối nổi trội.

Trong khi đó, nòng cốt của Không quân Việt Nam là 24 máy bay chiến đấu Su-30 và 12 máy bay chiến đấu Su-27SKV/UBK, bán kính tác chiến bao trùm tất cả đảo, đá ngầm “có tranh chấp”.

Đơn vị tinh nhuệ nhất là sư đoàn hàng không tiêm kích 370, có trung đoàn trực thuộc là e935 triển khai ở căn cứ Biên Hòa, ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh – nơi cách eo biển Malacca khoảng trên 1.100 km.

Máy bay chiến đấu Su-30 không cần tiếp dầu cũng có thể tuần tra toàn bộ Biển Đông. Ngoài ra, sư đoàn 940 của Không quân Việt Nam trang bị máy bay chiến đấu Su-27, căn cứ cách tỉnh Hải Nam, Trung Quốc chỉ 500 km, hành trình khoảng nửa giờ.

Lực lượng tàu ngầm Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong hình là tàu ngầm Hà Nội đã biên chế cho Hải quân Việt Nam, tàu ngầm Tp.Hồ Chí Minh đang về nước bảo vệ chủ quyền; đến năm 2016, Việt Nam sẽ có lực lượng tàu ngầm với tổng cộng 6 chiếc lớp Kilo, mua của Nga. Khi đó, lực lượng này sẽ làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong hình là tàu ngầm Hà Nội đã biên chế cho Hải quân Việt Nam, tàu ngầm Tp.Hồ Chí Minh đang về nước bảo vệ chủ quyền; đến năm 2016, Việt Nam sẽ có lực lượng tàu ngầm với tổng cộng 6 chiếc lớp Kilo, mua của Nga. Khi đó, lực lượng này sẽ làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bài báo dẫn học giả Singapore cho rằng, Việt Nam đang “học tập” Trung Quốc xây dựng lực lượng “chống can dự” để triệt tiêu thực lực hải, không quân của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó lực lượng quan trọng là tàu ngầm Type 636.

Tuy Việt Nam không có tàu ngầm hạt nhân, tàu khu trục Aegis và tàu sân bay, nhưng máy bay chiến đấu Su-30, tên lửa chống hạm siêu âm, tàu hộ vệ tên lửa, tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả khả năng điều động trên biển và phòng thủ đảo cho Quân đội Việt Nam. Tuy nhiên, phải 10 năm nữa Quân đội Việt Nam mới có thể “hạn chế” hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngoài ra, Việt Nam cũng sử dụng vịnh Cam Ranh – một quân cảng nước sâu ở miền Trung để “chơi cờ” với các đối thủ. Quân cảng này từ trước đến nay luôn là mối quan tâm của các cường quốc trên thế giới, Pháp, Mỹ, Liên Xô-Nga đều đã từng sử dụng quân cảng này.

Hiện nay, quân cảng này vẫn có sức hút đối với các cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ. Theo tuyên truyền xuyên tạc của báo Trung Quốc thì Việt Nam sử dụng vịnh Cam Ranh làm “con bài ngoại giao” lôi kéo các nước lớn can thiệp vào vấn đề Biển Đông.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc tuyên truyền là, Việt Nam hiện đại hóa quân đội đang tập trung cho Biển Đông, thậm chí xuyên tạc, đổi trắng thay đen cho rằng, các đảo trên Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời cho rằng Việt Nam muốn ngăn cản Trung Quốc “thu hồi” quần đảo Trường Sa, cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam là đối thủ khó “nuốt” nhất.

Trên thực tế, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa xét ở bất cứ góc độ nào – lịch sử, pháp lý hay hiện thực đều thuộc chủ quyền thiêng liêng, không thể chối cãi của Việt Nam.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ ở Washington ngày 26 tháng 7 năm 2013
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang  tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ ở Washington ngày 26 tháng 7 năm 2013

Trong thời gian thăm chính thức nước Mỹ, ngày 26 tháng 7 năm 2013, tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) ở Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố quan điểm của Việt Nam rất rõ ràng về vấn đề chủ quyền, lãnh thổ.

Sự thực là, lịch sử Trung Quốc tuyên bố: cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, Trung Quốc chưa bao giờ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa nói gì đến chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough hay bãi ngầm James – những hòn đảo, đá ngầm, bãi cạn xa tít tắp so với đất liền Trung Quốc. Sự thực là, người Trung Quốc cũng không có truyền thống chế ngự biển khơi.

Không thể đi ngược lại lịch sử của cha ông và xâm phạm luật pháp quốc tế, không thể chơi kiểu “đầu gấu” trong thế giới văn minh. Bởi vì, “nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.

Tên lửa phòng không SA-3 Việt Nam sẵn sàng bảo vệ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc
Tên lửa phòng không SA-3 Việt Nam sẵn sàng bảo vệ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc

Báo chí Trung Quốc lo ngại Malaysia và Philippines hợp tác đối phó Trung Quốc

Ngày 1 tháng 3, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc đưa tin, trong thời gian thăm Malaysia, ngày 28 tháng 2, tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Malaysia, Tổng thống Philippines Aquino cho biết, Malaysia và Philippines đồng ý, căn cứ vào “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển” để giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông.

Theo truyền thông Philippines thì ông Aquino thăm Malaysia trong 2 ngày. Báo Trung Quốc dẫn lời Thủ tướng Malaysia Najib cho biết, hai nước Malaysia và Philippines đang nghiên cứu thiết lập một đường dây nóng quân sự.

Truyền thông Philippines dẫn lời Trưởng nhóm luật sư của Philippines, ông Francis Jardeleza cho rằng, dựa vào “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển” giải quyết vấn đề Biển Đông “đặc biệt quan trọng” đối với Philippines, bởi vì dựa vào Công ước thì chắc chắn phải dựa vào lãnh thổ đất liền của nước này để chủ trương lãnh thổ, lãnh hải, như vậy, Philippines sẽ chiếm ưu thế trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc. Đây cũng là nguyên nhân chính tại sao Philippines kiên trì đưa tranh chấp Biển Đông lên Tòa án Luật biển quốc tế.

Gần đây, Philippines cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc dùng súng bắn nước (vòi rồng) của tàu cảnh sát biển để tấn công ngư dân Philippines ở bãi cạn Scarborough. Ngày 27 tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nhấn mạnh: “Nếu tàu cảnh sát biển Trung Quốc tiếp tục dùng vòi rồng đối phó với ngư dân Philippines, chúng tôi sẽ đưa ra phản ứng, điều tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines để đáp trả”.

Philippines mua tàu chiến cũ của Pháp để tuần tra Biển Đông (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Philippines mua tàu chiến cũ của Pháp để tuần tra Biển Đông (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)

Theo phân tích của báo chí Philippines, sở dĩ Philippines không điều hải quân là do rút ra bài học từ xung đột bãi cạn Scarborough với phía Trung Quốc vào năm 2012. Theo đó, Philippines sẽ dùng tàu cảnh sát biển để đối phó với tàu cảnh sát biển Trung Quốc, dùng hải quân để đối phó với Hải quân Trung Quốc.

Mặc dù phía Quân đội Philippines cho rằng “sự kiện vòi rồng” chưa đủ để có phản ứng về quân sự, nhưng gần đây Quân đội Philippines đã tăng cường khả năng vươn tới vùng biển bãi cạn Scarborough, chuyển quyền quản lý khu vực này từ Bộ tư lệnh Bắc Luzon sang Bộ Tư lệnh miền Tây – nơi có nguồn lực quân sự mạnh hơn.

Trang mạng Rappler của Philippines ngày 26 tháng 2 dẫn lời cựu Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Rolo Golez cho biết, Trung Quốc cảm thấy lo ngại về đơn kiện của Philippines, để ngăn chặn Philippines đưa ra Trọng tài quốc tế, Trung Quốc đã đánh một con bài cuối cùng, thò “củ cà rốt” với Philippines, đề nghị hai bên cùng rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough.

Theo trang mạng này, vào cuối tháng 1, Tổng thống Philippines đã triệu tập các thành viên nội các để “họp kín” thảo luận về đề nghị này. Theo bài báo, Trung Quốc đề nghị sẽ tăng đầu tư vào Philippines, điều này làm cho nội các Philippines có bất đồng. Ngoại trưởng Philippines kiên trì lập trường, kiện Trung Quốc ra Trọng tài quốc tế, nhưng có quan chức cao cấp Philippines lo ngại làm như vậy tình hình sẽ gay go hơn.

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu cá Philippines (nguồn được Thời báo Hoàn Cầu, TQ trích dẫn). Tuy nhiên, nhìn kỹ hình hình ảnh có thể nhận thấy đây là tàu cá của ngư dân Việt Nam với hình dáng tàu đặc trưng cũng như lá cờ đỏ, sao vàng cắm trên cao.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu cá Philippines (nguồn được Thời báo Hoàn Cầu, TQ trích dẫn). Tuy nhiên, nhìn kỹ hình hình ảnh có thể nhận thấy đây là tàu cá của ngư dân Việt Nam với hình dáng tàu đặc trưng cũng như lá cờ đỏ, sao vàng cắm trên cao.

Tuy nhiên, ông Rolo Golez cho rằng, nếu Philippines rút đơn kiện thì “sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho chúng tôi”, “Trung Quốc có thể hôm nay rút khỏi bãi cạn Scarborough, ngày mai lại quay trở lại. Sự nhượng bộ này không công bằng”.

Hãng AP Mỹ ngày 27 tháng 2 cho biết: “Philippines yêu cầu các nước láng giềng gia nhập mặt trận đối phó Trung Quốc”. Trưởng nhóm luật sư của Philippines, ông Francis Jardeleza cùng ngày đã kêu gọi Chính phủ Malaysia và Việt Nam tham gia kiện Trung Quốc hoặc đưa ra yêu cầu của mình.

Theo Francis Jardeleza: “Kẻ yếu có thể đi đâu”, nước nhỏ chỉ có thể ra “đấu trường” tư pháp mới có cơ hội đối đầu hòa bình với gã khồng lồ Trung Quốc. Ông nói: “Chúng tôi làm như vậy là để chứng minh về mặt pháp lý rằng, tất cả những đòi hỏi và hành động của Trung Quốc đều là không có giá trị”.

Được biết, Philippines yêu cầu Tòa án Luật biển quốc tế tuyên bố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và 8 đảo, đá ngầm Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông là bất hợp pháp.

Trung Quốc đã liên tục lên án hành động này của Philippines, nhưng trình tự tòa án vẫn được tiến hành, đồng thời yêu cầu Philippines đưa ra luận cứ pháp lý trước ngày 30 tháng 3. Báo chí Philippines dẫn lời ông Jardeleza cho biết, Philippines rất tự tin có thể chiến thắng trong vụ kiện này, vụ kiện này phải đến năm 2015 mới có thể kết thúc.

Trung Quốc phủ nhận ra điều kiện với Philippines về tranh chấp Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương

Liên quan đến sự việc Trung Quốc yêu cầu Philippines nên từ bỏ kiện ra tòa án trọng tài, ngày 28 tháng 2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết, thông tin có liên quan hoàn toàn “giả dối, không có thật” (?). “Trung Quốc không lấy chủ quyền và lãnh thổ (?) để giao dịch”.

Đồng thời, Tần Cương cho biết, Trung Quốc kiên quyết phản đối và không chấp nhận Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra Trọng tài quốc tế, lập trường này sẽ không thay đổi.

Như vậy, lập trường của Trung Quốc rõ ràng kiên trì “đường lưỡi bò” bất hợp pháp, tức là Trung Quốc kiên trì những hòn đảo và vùng biển có liên quan ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc, kể cả bãi cạn Scarborough hay bãi ngầm James xa xôi.

Tuyên bố mới nhất của Trung Quốc tiếp tục thức tỉnh chúng ta rằng, tham vọng “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc sẽ không bao giờ thay đổi. Do đó, cần phải sẵn sàng chuẩn bị mọi mặt để ứng phó, kể cả chính trị, quân sự, pháp lý, ngoại giao v.v…

Đông Bình