Thủ tướng Đức có thể thuyết phục Putin rút quân khỏi Ukraine

04/03/2014 11:10
Nguyễn Hường
(GDVN) - Nếu có ai đó có thể thuyết phục Putin hãy rút quân vì lợi ích của mình, thì bà Merkel có thể là người đầu tiên làm được điều đó.

Thị trường chứng khoán Moscow giảm hơn 10%, giá trị đồng rúp đã chạm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, các nỗ lực của phương Tây để Tổng thống Vladimir Putin rút quân đội khỏi Crimea đang được khẩn trương tiến hành nhưng chưa đem lại hiệu quả. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin (hàng đầu, trái) nắm tay Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (hàng đầu, trái) nắm tay Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên kế hoạch tới Kiev vào ngày 4/3, trong khi Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain chỉ trích hành động của chính quyền Obama không đủ mạnh để ngăn cản Putin hành động và bày tỏ kỳ vọng nhiều hơn từ chuyến đi sắp tới của ông Kerry. 
Nếu có một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ucraine, nó có thể nằm ở Berlin, trong tay Thủ tướng Angela Merkel, tờ The New Yorker nhận định.

Kể từ khi quân đội Nga tiến vào Crimea, bà Merkel đã rất ít công khai lên tiếng về vấn đề này và chỉ đưa ra các kêu gọi chung chung như "giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ" của Ucraine. 

Nhưng đằng sau đó, Thủ tướng Đức hoạt động vô cùng tích cực trong vai trò như một trung gian hòa giải. Nếu có ai đó có thể thuyết phục Putin hãy rút quân vì lợi ích của mình, thì bà Merkel có thể là người đầu tiên làm được điều đó. 

Nếu có một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ucraine, nó có thể nằm ở Berlin, trong tay Thủ tướng Angela Merkel.
Nếu có một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ucraine, nó có thể nằm ở Berlin, trong tay Thủ tướng Angela Merkel.

Nga là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Đức và Moscow vẫn coi Đức là một đồng minh chứ không phải là một kẻ thù tiềm năng. Thủ tướng Merkel, mặc dù đã chỉ trích Nga về vi phạm nhân quyền nhiều lần trong những năm qua, nhưng đã duy trì một mối quan hệ thân thiết với Putin, người có thể nói rất thạo tiếng Đức (ông đã từng đóng quân ở Dresden khi là một sĩ quan KGB). 

Hai nhà lãnh đạo đều tôn trọng nhau các ý kiến của nhau. Khi cuộc khủng hoảng chính trị tại Ucraine đang diễn ra, hai nhà lãnh đạo này đã nhiều lần điện đàm trao đổi. Lần điện đàm gần nhất diễn ra đêm ngày 2/3, trong đó ông Putin đã đồng ý đề xuất của bà Merkel để thiết lập một "nhóm liên lạc" để mở một cuộc đối thoại với Ucraine.

Hiện sáng kiến này vẫn chưa rõ ràng về cách thức hoạt động cũng như thời gian bắt đầu thực hiện của nó. Theo truyền thông Đức, các nhóm liên lạc sẽ hoạt động dưới sự bảo trợ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, một diễn đàn Đông-Tây có trụ sở tại Vienna. 

Rất có thể, sự đồng tình này chỉ là một cách để ông Putin trì hoãn thời gian nhằm triển khai lực lượng tại Crimea để đảm bảo sự kiểm soát toàn bộ bán đảo này. Tuy nhiên, sáng kiến ​​của Đức đã chứng minh rằng bà Merkel đang nỗ lực tìm một giải pháp ngoại giao song song với Washington. 

Cuối tuần qua, Đức đã ký vào một thông cáo của các nước G7 lên án sự xâm nhập của Nga tại Ucraine. Nhưng các quan chức ở Berlin nói rằng, họ phản đối ý tưởng khai trừ Nga ra khỏi nhóm như Mỹ và các thành viên khác đang dự định.  

Giữa ông Putin và bà Merkel có một mối quan hệ đặc biệt gần gũi.
Giữa ông Putin và bà Merkel có một mối quan hệ đặc biệt gần gũi. 
Hiện vẫn chưa rõ Berlin có hỗ trợ các biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao của EU và Mỹ để chống lại Nga hay không. Nhưng nếu Liên minh châu Âu muốn thông qua một nghị quyết, tổ chức này sẽ cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên. Nếu Đức không ủng hộ, tất cả sẽ trở nên vô nghĩa. 

Sự phản đối của Đức có thể đã được dự báo trước khi hôm 3/3, Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier khẳng định rằng đây lúc cần các biện pháp ngoại giao hơn là hành động trừng phạt. "Ngoại giao không có nghĩa là yếu đuối, nhưng cần thiết hơn bao giờ hết để ngăn chúng ta bị cuốn hút vào vực thẳm của sự leo thang quân sự", ông nói trước một cuộc họp khẩn cấp của các Ngoại trưởng EU.

Phương Tây dường như đã nhận ra mối đe dọa phá vỡ sự thống nhất của họ trong nỗ lực trừng phạt Moscow từ mối quan hệ gần gũi giữa Đức với Nga và đã bắt đầu hành động để phá vỡ rào cản này.
New York Times hôm 3/3 đưa tin cho biết, bà Merkel và Tổng thống Obama đã có một cuộc điện đàm bàn về tình hình ở Ucraine, trong đó Thủ tướng Đức "chê" ông Putin là người "không thực tế" và "sống trong một thế giới khác".

Tuy nhiên, các thông báo chính thức của Berlin không đề cập tới chi tiết này, mặc dù nó có khả năng có thật vì bà Merkel nổi tiếng là người thẳng thắn. 

Nhưng bất cứ điều gì bà thực sự nghĩ về ông Putin đều xuất phát từ nỗ lực muốn làm trung gian hòa giải để mang lại hòa bình cho Ucraine
Nhưng bất cứ điều gì bà thực sự nghĩ về ông Putin đều xuất phát từ nỗ lực muốn làm trung gian hòa giải để mang lại hòa bình cho Ucraine
Nhưng bất cứ điều gì bà thực sự nghĩ về ông Putin đều xuất phát từ nỗ lực muốn làm trung gian hòa giải để mang lại hòa bình cho Ucraine, tờ The New Yorker nhận định. Điều đó không phải xuất phát từ việc Đức phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga mà còn vì cả lợi ích của chính Berlin. 
Kể từ sự sụp đổ của Liên Xô, không một quốc gia nào được hưởng lợi nhiều từ việc mở rộng mối quan hệ sang Đông Âu và quan hệ hữu nghị với Nga hơn Đức. Là thành viên của Liên minh châu Âu, nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ trước đây, chẳng hạn như Ba Lan, Slovakia, và Romania hiện đang đóng vai trò như một trung tâm sản xuất và thị trường tiêu thụ các nhà sản xuất Đức. 
Trong vài năm qua, bà Merkel đã nhiều lần nói rõ mong muốn của mình rằng Ucraine sẽ cùng tham gia câu lạc bộ các đối tác giao dịch dân chủ của Đức. Nhưng, giống như tất cả người Đức, bà Merkel cũng nhận thấy sự nguy hiểm của tình trạng thù địch lâu dài với Nga. 

Theo một số nhà bình luận, Châu Âu hiện nay đang phải đối mặt với viễn cảnh của một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nếu điều đó xảy ra, Đức sẽ là một trong những kẻ thua cuộc lớn nhất trong bất kỳ một sự bế tắc Đông Tây kéo dài nào. 

Do đó, trong mọi trường hợp, bà Merkel sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn một kết quả như vậy. Và giống như nhiều người phương Tây thành công khác trong nhiều năm qua, bà Merkel luôn biết hành động theo cách của mình./.

Nguyễn Hường