Nhiều người đã tán thành câu nói thật của vị Bộ trưởng, cho rằng đó là hành động giám thừa nhận một điều trong cách tuyển dụng của chúng ta hiện nay còn nhiều vấn đề phải suy nghĩ.
GS. TS. Bùi Thiện Dụ. Ảnh Xuân Trung |
Cũng cách đây 4 năm, trong một cuộc họp với các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam, GS. TS. Bùi Thiện Dụ - Hiệu trưởng Trường Đại học Phương Đông đã nêu vấn đề này lên, nhưng thời điểm chưa đến được tai dư luận. Biết được Bộ trưởng Luận đề cập tới chủ đề này, GS. Dụ rất tán đồng ý kiến trên. Xung quanh chủ đề này chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với GS. Bùi Thiện Dụ.
GS. Bùi Thiện Dụ: Việc ra một cái bằng rởm nhưng hãy xem có phạm pháp hay không thì mới bắt người ta, còn khuyết điểm của đạo đức ở đây thì đúng, đó cũng là bệnh của trường này, trường kia và có lẽ không chữa được bệnh này.
Vậy cô gái này cầm bức ảnh có được coi là phạm tội không? Tôi nói rằng cô ấy không phạm tội và cửa hàng đó cũng không phạm tội. Cô ấy mang bức ảnh đó về Việt Nam và treo lên tường ở nhà. Nhưng vấn đề ở chỗ khi cô ấy treo ảnh đó đề là “hoa hậu” thì sẽ có hai thái độ tiếp nhận của người dân ở đó: Thứ nhất, một số thanh niên trẻ gần nhà cô này nghe, thích và đến xem.
Nhưng đến thì thấy bên ngoài cô này xấu nên lảng đi (hình ảnh thanh niên tượng trưng cho các cơ quan tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài), nhưng lại có một ông chỉ thích lấy “hoa hậu” thôi (cơ quan nhà nước), như vậy là nhắm mắt mà lấy bằng cấp.
Qua câu nói của Bộ trưởng Luận có thể thấy rằng các cơ quan nhà nước chủ yếu chạy theo bằng cấp và bỏ ngoài năng lực trong tuyển dụng?
Chúng ta đang dùng một tiêu chí không đặc trưng cho một chỗ cần. Tôi cảm thấy vấn đề ở đây là vấn đề về tổ chức, của hệ thống. Thí dụ một tờ báo tuyển phóng viên đòi hỏi bằng cấp này, bằng cấp kia nhưng người đó lại viết ra những bài báo dở thì cũng chẳng ai đọc, và rồi báo sẽ chết, nhưng cơ quan nhà nước trường hợp này thì không chết.
Tôi cũng thấy một số trường bây giờ liên doanh, liên kết với trường nước ngoài, chuyện này là của trường ấy và trường bên nước ngoài, người học phải chọn và cơ quan nhà nước nếu kiểm tra thật thì lo gì mà phải kiểm tra trường nước ngoài thuộc đẳng cấp gì?
Chúng ta không có hệ đánh giá trực tiếp, nhìn vào khả năng và năng lực. Cái gốc là hệ thống của tổ chức cán bộ, chuyện này còn dài, nhưng nếu Bộ trưởng nghĩ được như vậy tôi cho là mừng.
Ngoài việc liên quan tới hệ thống, có còn do tư duy sính bằng của chúng ta, thưa ông?
GS. Bùi Thiện Dụ: Vì mình không có hệ đánh giá trực tiếp nên chỉ dựa vào những chỉ tiêu gián tiếp, hình thức là bằng cấp. Nếu kỉ luật trưởng phòng tổ chức hay Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ cũng không được, thực tế các công ty tư nhân xét người không theo bằng cấp mà theo khả năng đáp ứng, theo năng lực.
Vậy thì ở đây cán bộ tổ chức sẽ có hai trường hợp: Một là không có khả năng đánh giá thật, trong khi nhiệm vụ của họ là phải làm việc đó. Hai là dại gì mà làm thật, do đó tôi mới nói là lỗi hệ thống, xét cho cùng là thiếu trách nhiệm xã hội.
Ông có kì vọng gì về việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới cách đánh giá theo hướng đánh giá năng lực thì sẽ đổi thay được vấn đề này?
Chúng ta đang đào tạo hệ thống những người bị động hoàn toàn, nói nặng như tôi là đào tạo “lính chì”, chỉ có “lính chì” mới đáp ứng được yêu cầu ba chung của bộ. Đây đã thành một cố tật của xã hội ta, tức là những người năng động, sáng tạo, tự chủ ở ta là hơi khó sống.
Đột phá trong thi cử tôi thấy còn dài dòng, và chừng nào không nhận thức thật vì nó là hệ thống, nếu không sửa cái gốc thì hãy phát triển con người độc lập, tự do, sáng tạo đi. Chính cải cách giáo dục cũng là cuộc sống cạnh tranh trên thị trường.