Ngày 5 tháng 3 năm 2014, binh sĩ quân Nga thực hiện nhiệm vụ canh phòng tại một căn cứ tên lửa S-300 ở Sevastopol, Crimea. Đơn vị này đã bị Nga kiểm soát. Quân Nga hiện đã chiếm giữ 2 căn cứ tên lửa phòng không của Ukraine. Nhìn vào hình ảnh, tình hình bảo dưỡng tên lửa S-300 tương đối kém, giống như trang bị đã nghỉ hưu |
Theo truyền thông Nga và Ukraine, Nga đã kiểm soát doanh trại của 2 đơn vị tên lửa ở Crimea. Bộ Quốc phòng Ukraine tạm thời chưa xác nhận tính chân thực của thông tin này.
Doanh trại Crimea xảy ra sự kiện đối đầu
Mạng tin tức Ukraine ngày 5 tháng 3 dẫn nguồn tin quân sự từ Sevastopol, Crimea cho biết, ở khu vực Cape Fiolent, Sevastopol, Quân đội Nga đã kiểm soát hai doanh trại tên lửa phòng không Ukraine.
Hãng Interfax Nga cũng đưa tin này. Bài báo dẫn nguồn tin quân sự cho biết, quân nhân Nga và chuyên gia tên lửa cùng với các đối tượng thân Nga đến doanh trại này, yêu cầu triển khai tên lửa phòng không ở đây cùng với Quân đội Ukraine, nhưng phía Ukraine đã từ chối yêu cầu này.
Theo truyền thông quốc tế, căn cứ không quân Belbek ở Sevastopol ngày 4 tháng 3 đã xảy ra sự kiện đối đầu nhau. Cùng ngày, rất nhiều quân nhân Ukraine yêu cầu quay lại căn cứ, trong khi đó sĩ quan đóng ở đây lập tức tiến hành ngăn cản. May là, hai bên cuối cùng cũng đã duy trì được kiềm chế, vẫn chưa xảy ra xung đột.
Nga kiểm soát 2 đơn vị tên lửa phòng không của Ukraine |
Nga tái khẳng định không có quân ở Crimea
Đối với việc truyền thông lần lượt tung ra tin cho rằng Quân đội Nga kiểm soát tòa nhà chính quyền và doanh trại ở Crimea, khi đang tiến hành thăm Tây Ban Nha, Ngoại trưởng Nga ngày 5 tháng 3 cho biết, những nhân viên mang quân phục không rõ ràng, kiểm soát cơ quan chính quyền Crimea hoàn toàn không phải là quân nhân Nga, mà là tổ chức tự vệ của người dân Crimea, không tiếp nhận lệnh của Nga.
Ông nhấn mạnh, Nga sẽ hết sức để có thể ngăn chặn sự kiện đổ máu, "ngăn chặn ý đồ sát hại tính mạng và sức khỏe của công dân Nga ở Ukraine".
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cùng ngày cho biết, ở Crimea không có Quân đội Nga.
Ngoại trưởng Nga Lavrov còn cho biết, then chốt của giải quyết khủng hoảng Ukraine hiện nay là tuân thủ đúng thỏa thuận giữa chính quyền Ukraine và phe đối lập vào ngày 21 tháng 2.
Ông phê bình các nước phương Tây không đưa ra phản ứng kịp thời khi Ukraine xuất hiện tình trạng xâm phạm quyền lợi hợp pháp, cho rằng, đây là "mô hình xấu, có tính lây lan".
Hình ảnh này được cho là quân nhân Nga bao vây 1 trạm gác biên phòng của Ukraine (ảnh nguồn báo Hoàn Cầu, TQ) |
Nhiều nước gây sức ép để Nga-Ukraine đối thoại
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 5 tháng 2 tổ chức hội nghị với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đại diện ngoại giao của các nước phương Tây khác. Một số nước phương Tây muốn tận dụng cơ hội này thúc đẩy đối thoại giữa Nga và Ukraine.
Hội nghị này tập hợp Ngoại trưởng hoặc đại diện ngoại giao cấp cao của khoảng 20 quốc gia, hội đàm ngày 5 tháng 3 nhằm khởi động đối thoại, "nhằm tìm được một phương án giải quyết đối với tình hình không thể chấp nhận này".
Hãng AFP phân tích, cùng với việc gia tăng sức ép ngoại giao đối với Nga, dưới sự ủng hộ của các nước như Pháp, Đức và Anh, Mỹ đang "tìm lối thoát" cho ông Putin.
Một quan chức Mỹ cho biết, ngày 4 tháng 3, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã điện đàm nhất trí đồng ý thông qua phương thức cử quan sát viên quốc tế để làm dịu tình hình, nhất trí thừa nhận tầm quan trọng của việc khởi động đối thoại Nga-Ukraine.
Quan chức này cho biết, phương án có liên quan yêu cầu lực lượng của Nga ở Crimea quay trở về căn cứ của Hạm đội Biển Đen Nga.
Ukraine tuyên bố: Quân Nga phong tỏa doanh trại là hành vi xâm lược (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ) |
Ngoại trưởng Nga từ chối gặp gỡ trực tiếp Ngoại trưởng Ukraine
Ngày 5 tháng 3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp gỡ ở Paris, Pháp, muốn tìm được con đường giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Đây là lần đầu tiên Ngoại trưởng hai nước gặp nhau kể từ khi tình hình Ukraine căng thẳng đến nay.
Theo bài báo, trong thời gian tổ chức hội nghị “Tiểu ban quốc tế hỗ trợ Lebanon” tại điện Elysee cùng ngày, ông Lavrov và Kerry cũng 2 lần gặp gỡ với Bộ Ngoại giao Pháp. Hai người đã nói chuyện lâu, nhưng không đạt được bất cứ đồng thuận cụ thể nào.
Các đại diện ngoại giao Âu-Mỹ tận dụng cơ hội này để thuyết phục Nga tiếp nhận phương án giải quyết do Âu-Mỹ đưa ra. Nguồn tin cho biết, điều khó khăn nhất là chưa thể thúc đẩy hai bên Nga và Ukraine trực tiếp đối thoại với nhau.
Sau khi kết thúc hội đàm với Bộ Ngoại giao Pháp, ông Lavrov cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành thảo luận dài 1 ngày về vấn đề Ukraine. Chúng tôi đều cảm thấy lo ngại về tình hình Ukraine… Chúng tôi đồng ý trong tương lai sẽ tiếp tục tham vấn để tìm cách hỗ trợ (Ukraine) khôi phục ổn định tình hình, khắc phục khủng hoảng hiện nay”.
Theo bài báo, trong hội đàm, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tìm cách thuyết phục ông Lavrov gặp gỡ trực tiếp với quyền Ngoại trưởng Ukraine (đến Paris) Andriy Deshchytsya. Nhưng, do Nga không thừa nhận tính hợp pháp của nhà cầm quyền Ukraine, vì vậy, ông Lavrov đã từ chối đề nghị này.
Quân đội Nga bao vây một trạm gác biên phòng của Ukraine (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ) |