Xạ thủ bắn tỉa Lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc (ảnh minh họa) |
Mạng tạp chí "The National Interest" Mỹ ngày 6 tháng 3 đăng bài viết nhan đề "5 phương thức thu thập tình báo của Trung Quốc" của tác giả Peter Mattis - chủ biên của tờ "China in Brief", quỹ Jamestown Mỹ.
Theo bài viết, mỗi khi có quan chức hoặc những người thuộc tầng lớp trí thức Trung Quốc chạy trốn hoặc sống lưu vong đã ra cảnh báo về gián điệp Trung Quốc, những tiếng nói này thường thu hút sự chú ý của dư luận.
Một nguyên nhân thông tin loại này được quan tâm ở chỗ, đối với bên ngoài, tổ chức tình báo của Trung Quốc là một câu đố. Người Trung Quốc không đối mặt với những bộc lộ mà người Nga đã trải qua.
Người phương Tây giúp đỡ những kẻ chạy trốn Nga như Gordievski, Mitrokhin - các cựu nhân viên KGB của Liên Xô và Tretyakov - cựu nhân viên tình báo Nga, những người này viết sách tiết lộ nội bộ KGB.
Mạng che mặt bí ẩn có nghĩa là các nhà quan sát phương Tây xem tổ chức tình báo Trung Quốc như một con dã thú bí ẩn, khó lường nào đó, hoàn toàn dùng phương thức hoạt động khác với phương Tây và Nga.
Có điều, cơ quan an ninh của các nơi trên thế giới đã phát hiện một hệ thống phương thức hoạt động phổ biến và thường thấy của cơ quan tình báo Trung Quốc.
Máy bay ném bom chiến đấu JH-7 Không quân Trung Quốc (ảnh minh họa) |
Một nguyên nhân người ngoài không hiểu được hoạt động tình báo của Trung Quốc là, họ sai lầm coi thu thập tình báo như là ăn cắp bí mật. Thu thập tình báo không phải là lấy được thông tin "bảo mật" hoặc "cơ mật", mà là thu lấy và xử lý thông tin có lợi cho hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động.
Ở Mỹ, điều mà Trung Quốc quan tâm gồm có người dân Trung Quốc ở nước ngoài, phần tử phong trào nổi dậy, chống gián điệp và khoa học công nghệ. Ngoài ra, người Trung Quốc hầu như rất yên tâm thông qua con đường cũ để có được thông tin nhạy cảm.
Dưới đây là 5 phương thức quan trọng và thường thấy trong việc thu thập tin tức tình báo nước ngoài của Trung Quốc:
1. Quan chức ngoại giao
Có người nói, gián điệp Trung Quốc căn bản khác với gián điệp của nước khác, quan điểm này thực sự sai lầm. Gián điệp ẩn náu trong nhân viên Sứ quán - con đường hoạt động chủ yếu của gián điệp quốc tế - trước đây và trong tương lai luôn là đặc điểm của hoạt động tình báo Trung Quốc.
Trước đây, những quan chức này hoặc quan chức tình báo núp dưới thân phận gần như quan chức tiến hành các hoạt động kín, chủ yếu lấy tin từ "mật thám" (người cung cấp tin), sẽ không muốn đi chiêu mộ họ, nhưng những năm gần đây tình hình này hầu như đã thay đổi.
Ngoài ra, phóng viên có liên quan đến Đại sứ quán, người phương Tây nghe thấy có thể cảm thấy kỳ lạ, nhưng phóng viên Trung Quốc là nhân viên Nhà nước.
Máy bay trực thăng thông dụng hạng trung Z-20 Trung Quốc (ảnh minh họa) |
2. Thâm nhập
Từ thập niên 20 của thế kỷ trước trở lại đây, cơ quan tình báo Trung Quốc luôn tìm cách cài điệp viên hoặc đặc vụ làm thuê trong tổ chức của đối phương, những “anh hùng gián điệp” sớm nhất của Trung Quốc được gọi là "Long Đàm Tam Kiệt", họ thâm nhập vào cơ quan tình báo của Quốc Dân Đảng (Đài Loan).
Khi quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc chạy trốn, 3 người này đã được rung chuông cảnh báo, nên Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được an toàn.
3. Giáo viên và học giả Đại học
Mọi người đều biết, cơ quan tình báo Trung Quốc quản lý vài viện nghiên cứu, dùng để nghiên cứu, phân tích và giao lưu với quan chức, học giả nước ngoài. Cơ quan tình báo Trung Quốc còn tận dụng học giả và cơ quan nghiên cứu để núp bóng bí mật hoạt động.
4. Cơ quan chính quyền địa phương
Ở Trung Quốc, quan chức tình báo không cần che giấu thân phận, khi gặp đối tượng tiềm năng, có lúc thậm chí dùng đến quyền lực công của chính quyền.
Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 Trung Quốc (ảnh minh họa) |
5. Thương nhân nước ngoài ở trong nước
Mặc dù không phải là nhân viên Chính phủ chính thức, những thương nhân này có giấy chứng nhận, giúp quan chức tình báo tuyển bộ những người nước ngoài có thể có tin tức quan trọng.
Trung Quốc còn dùng hoạt động thương mại để che giấu hoạt động, những nhân viên tình báo giấu mình ở nước ngoài có khi được phép di dân và được giấy chứng nhận hợp pháp của nước ngoài.