Máy bay ném bom Tu-22M3 của Không quân Ukraine (ảnh minh họa, nguồn báo Hoàn Cầu, TQ) |
Chuyên gia Nga Alexander Timofeev cho rằng, khi phân tích tình hình Ukraine không thể không cân nhắc nhân tố Trung Quốc. Yanukovych dao động lâu dài giữa EU và Liên minh thuế quan, muốn được sự ủng hộ từ lực lượng thứ ba, có thể chính là Trung Quốc.
Chuyên gia Nga cho rằng, nếu như sự kiện quảng trường độc lập Kiev được sắp xếp vào nửa cuối năm 2014 thì tình hình có thể hoàn toàn khác. Hiện nay, sự việc đã phát sinh, nhưng cũng không thể vội vã đưa ra kết luận.
Trung Quốc không có kế hoạch ngắn hạn đối với Ukraine, mà giữ tư duy chiến lược, cho dù là triển vọng ngắn hạn thì cũng cần thời gian một thế hệ. Nhìn từ góc độ chiến lược của Trung Quốc, các con đường cuối cùng cũng dẫn đến thành Rome, điều quan trọng nhất là nỗ lực thực hiện mục tiêu.
Trung Quốc hy vọng nhìn thấy một Ukraine như thế nào? Mới nhìn, Trung Quốc không phải rất hứng thú với việc Ukraine gia nhập Liên minh thuế quan, nhất thể hóa châu Âu của Ukraine có thể có lợi hơn đối với Trung Quốc, nhưng đối với vấn đề này phải đáp ứng 2 điều kiện:
Một là Trung Quốc thực hiện hoạt động sản xuất ở Ukraine nhằm vào thị trường EU; hai là Ukraine hòa nhập vào EU sẽ không làm phá vỡ quan hệ chính trị với Nga. Rõ ràng, bất cứ điều kiện nào kể trên đều không thể đáp ứng.
Điều này trên thực tế hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Trung Quốc, Ukraine nằm giữa EU và Liên minh thuế quan có lợi cho Trung Quốc.
Máy bay vận tải IL-76 của Không quân Ukraine |
Tình hình lý tưởng nhất mà Trung Quốc hy vọng nhìn thấy là Ukraine trở thành "quốc gia vùng đệm" giữa EU và Liên minh thuế quan, tiền đề là doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng, củng cố trận địa ở Ukraine, tiếp thị sản phẩm ở hai thị trường lớn.
Rõ ràng, chính biến của Ukraine là "ngoài ý muốn" không vui vẻ lắm của Trung Quốc. Nếu không, năm 2013 Trung Quốc đã có thể đặt được nền tảng đáng kể ở Ukraine, xác lập vị thế ổn định.
Nhà cầm quyền mới của Kiev sẽ làm phát sinh vấn đề trong thực hiện các dự án của Trung Quốc, tăng thêm đầu tư mới đã không thể, vốn đã đầu tư cũng sẽ không thu được kết quả.
Đối với vấn đề này, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu tương đối rõ ràng, kiện Ukraine lên Tòa án trọng tài quốc tế London, yêu cầu bồi thường thiệt hại thương mại lương thực. Trung Quốc cấp 3 tỷ USD cho Công ty lương thực quốc gia Ukraine mua lương thực, nhưng Ukraine vi phạm thỏa thuận, chỉ bàn giao 153 triệu USD lương thực cho Trung Quốc.
Sau đó công ty này còn tận dụng vốn của Trung Quốc, mua lương thực cung ứng xuất khẩu cho nước khác, bao gồm Ethiopia (28 triệu USD), Monaco (14 triệu USD), Saudi Arabia (7 triệu USD), Iran (24 triệu USD), Kenya (11 triệu USD), Philippines (1,5 triệu USD), Thụy Sĩ (61,9 triệu USD), Ai Cập (26,3 triệu USD), thậm chí còn có lực lượng vũ trang chống chính phủ ở Syria (325.000 USD).
Máy bay vận tải An-30 của Không quân Ukraine |
Tuy nhiên, chính quyền mới của Ukraine bất kể thế nào đều sẽ không từ chối thực hiện thỏa thuận, nếu không sẽ vi phạm hiệp định thương mại quốc tế một cách thô bạo nhất, có thể sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ xấu.
Ngoài ra, bất kể ai nắm quyền thì Ukraine đều rất cần đầu tư của Trung Quốc. Chỉ có điều, hiện nay tạm thời còn chưa rõ ai lên nắm quyền ở Ukraine, cần đàm phán với ai.
Đồng thời, Trung Quốc có lợi ích rất rộng ở Ukraine. Trước hết, điều đáng chú ý là, Trung Quốc chuẩn bị đầu tư xây dựng cảng nước sâu 25 m ở Crimea, lượng hàng hóa qua cảng trên 14 triệu tấn/năm. Dự kiến, sẽ xây dựng mấy bến tàu và kho lương thực có lượng dự trữ đạt 20 triệu tấn tại khu vực Saki.
Xây dựng cảng mới cần bắt đầu vào cuối năm 2014, nhiệm vụ giai đoạn thứ nhất là xây dựng bến cảng trong 3 năm, nạo vét đường sông, rải đường chuyên dụng, phát triển hạ tầng cơ sở.
Giai đoạn 2 có kế hoạch xây dựng khu công nghiệp, nhà máy lọc dầu và nhà máy khí hóa lỏng ở lân cận. Chi phí toàn bộ dự án dự kiến 10 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1 đầu tư 3 tỷ USD.
Việc xây dựng cảng này đã thể hiện ý đồ địa-chính trị của Trung Quốc trong khuôn khổ "Con đường tơ lụa trên biển", bao gồm ý tưởng xây dựng Vành đai kinh tế con đường tơ lụa.
Hàng hóa Trung Quốc dự kiến sẽ vận chuyển bằng đường biển, đi qua kênh đào Suez, Địa Trung Hải, đến cảng mới của Biển Đen, từ đó rút ngắn tuyến đường từ Trung Quốc đến châu Âu, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa.
Máy bay chiến đấu Su-17 của Không quân Ukraine |
Ngoài ra, Trung Quốc còn có kế hoạch đầu tư khoảng 3 tỷ USD tái thiết cảng cá Sevastopol, công tác xây dựng có thể tiến hành đồng bộ với cảng mới khu vực Saki.
Đương nhiên, điều này hoàn toàn không phải là tất cả mối quan tâm của Trung Quốc đối với Ukraine. Trung Quốc còn muốn có được tài nguyên thiên nhiên của Ukraine, đặc biệt là quặng uranium ở Konstantinov, bang Kirovograd - lớn nhất châu Âu, lớn thứ năm thế giới.
Ngoài ra còn có dự trữ tho-roi (Th) với triển vọng rất sáng sủa, nó có thể cạnh tranh với nhiên liệu uranium sử dụng cho nhà máy điện hạt nhân trong tương lai không xa, ít nhất điều này đã trở thành hiện thực ở Ấn Độ.
Phần lớn vật chất chứa quặng tho-ri hoặc ở ven bờ biển Azov, hoặc ở đáy biển Azov, nhìn từ góc độ bảo vệ môi trường, rất khó khai thác.
Ở đây còn có vàng, chuyên gia phương Tây dự đoán trữ lượng khoảng 3.200 tấn. Ngoài ra còn có platinum, có thể ở góc Obitochnaya, ven bờ Azov và đáy biển Sevastopol, khu vực khác của Crimea có thể cũng có khoáng sản quý báu.
Trung Quốc còn quan tâm đến quặng sắt, đặc biệt là khu quặng sắt Belozersk, hàm lượng sắt trong quặng sắt là 40-60%. Trung Quốc cũng rất quan tâm đến mangan, Tập đoàn công nghiệp Hồ Bắc Trung Quốc chuẩn bị đầu tư gần 1 tỷ USD khôi phục hầm mỏ mangan ở nam Zaporizhzhya.
Máy bay chiến đấu MiG-29 Không quân Ukraine |
Chuyên gia Nga cho rằng, sự quan tâm của công ty Trung Quốc rất tốt, nhưng mối quan tâm của doanh nghiệp cạnh tranh phương Tây cũng không kém.
Vì vậy, Ukraine đơn phương nghiêng về Âu-Mỹ hoặc gia nhập Liên minh thuế quan đều bất lợi cho Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không công khai can thiệp tình hình Ukraine, sẽ chỉ theo dõi chặt chẽ sự phát triển của tình hình, điều chỉnh hành động của mình, tiến hành "tham vấn phi chính thức" với các bên để thực hiện mục tiêu của họ.
Trung Quốc hiện nay duy trì lập trường "thiện chí, trung lập", phê phán Mỹ-Âu tiến hành đe dọa trừng phạt đối với Nga, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc kiên trì nguyên tắc thông qua con đường chính trị giải quyết vấn đề, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Trung Quốc chưa chắc ủng hộ Crimea gia nhập Nga, vì vậy đã phát đi "tín hiệu bí mật" với Nga.
Đại biểu "Lưỡng hội" Trung Quốc đã đưa ra đề án đơn giản hóa trình tự "thu hồi" lãnh thổ, về nội dung hầu như tương đồng với dự luật tương tự được Quốc hội Nga thông qua cách đây không lâu.
Đương nhiên, luật này thực chất là nhằm vào Đài Loan, không tạo ra bất cứ mối đe dọa nào đối với Nga, truyền thông Trung Quốc đặt Crimea ngang hàng với Đài Loan cũng không phải là ngẫu nhiên.
Máy bay chiến đấu Su-27 Ukraine |
Nhưng, sự việc không vui vẻ ở chỗ, đã đồng thời đưa ra phương án đơn giản hóa trình tự có được quốc tịch Trung Quốc của công dân Nga. Văn kiện này đã nới lỏng yêu cầu thời hạn tối thiểu cư trú ở Trung Quốc, chỉ cần có nguồn thu nhập hợp pháp, từ bỏ quốc tịch Nga thì có thể có quốc tịch Trung Quốc trong 2 tháng, trong khi đó, thời hạn này trước đây là 1 năm.
Tuy đề án liên quan có được thông qua hay không vẫn còn chưa xác định, nhưng thông tin Trung Quốc công bố đề án liên quan chính là phát đi tín hiệu rõ ràng đối với Nga, cho thấy Trung Quốc có lợi ích tại Ukraine, nhất là Crimea, những lợi ích này cần được thừa nhận.
Tóm lại, Trung Quốc không có, cũng không dự định can thiệp tình hình Ukraine, Trung Quốc chỉ đánh giá các con đường phát triển của tình hình, triển khai thống nhất hành động, nỗ lực bảm đảm rằng, bất kể kết cục thế nào thì Trung Quốc đều có thể thực hiện được mục tiêu, tham vọng cuối cùng của họ.
Máy bay chiến đấu Su-27 Ukraine |