Lợi dụng tình hình Crimea, Trung Quốc âm mưu ngư ông đắc lợi Biển Đông

22/03/2014 09:55
(GDVN) - Chậm và kín đáo, nhưng Trung Quốc đang gia tăng sức ép trên Biển Đông. Khi cả thế giới đang dồn sự chú ý vào Crimea, hôm 10/3 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

News Week ngày 21/3 phân tích lý do tại sao Trung Quốc bỏ phiếu trắng dự thảo nghị quyết lên án cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea hôm 16/3 do Mỹ soạn thảo đệ trình Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.


Vào ngày Nga chính thức sáp nhập Crimea, Tổng thống Vladimir Putin đã nói về đồng minh của mình: "Chúng tôi rất biết ơn đối với người dân và các nhà lãnh đạo Trung Quốc, họ đã luôn luôn xem xét bối cảnh lịch sử và chính trị đầy đủ trong vấn đề Ukraine và Crimea."

Hơn một tháng qua diễn ra cuộc khủng hoảng trên bán đảo Crimea, Trung Quốc đứng về bên nào? Nga hay Mỹ và phương Tây? Câu trả lời là Bắc Kinh không muốn nghiêng về bên nào, bất chấp thực tế Bắc Kinh đã luôn nỗ lực duy trì liên minh truyền thống với Moscow.

Khi 2 cựu siêu cường Chiến tranh Lạnh đang tham gia vào cuộc xung đột ngoại giao Ukraine, Trung Quốc - một siêu cường mới nổi đang ngồi chắc chắn trên băng ghế dự bị. Bắc Kinh tìm mọi cách để không bị lôi kéo nghiêng về bên nào, đặc biệt là việc đụng chạm đến vấn đề nhạy cảm nhất với Trung Quốc, đó là "toàn vẹn lãnh thổ".

Quan điểm của Trung Quốc là không loại bỏ bất kỳ tùy chọn nào nếu họ không bị bắt buộc. Bắc Kinh tìm cách duy trì quan điểm trung dung, nhưng điều này bao giờ nói cũng dễ hơn làm. Bắc Kinh rất sành trong vấn đề này, Jonathan D. Pollack, một chuyên gia Viện Brookings về chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhận xét.
Bất chấp quan hệ đồng minh chiến lược và nhiều lợi ích chung ràng buộc, Bắc Kinh vẫn mưu tính lợi ích cho riêng mình khi phải đối mặt với vấn đề Crimea tại Hội đồng Bảo an, để mình Nga cô độc phủ quyết.
Bất chấp quan hệ đồng minh chiến lược và nhiều lợi ích chung ràng buộc, Bắc Kinh vẫn mưu tính lợi ích cho riêng mình khi phải đối mặt với vấn đề Crimea tại Hội đồng Bảo an, để mình Nga cô độc phủ quyết.

Những năm gần đây Nga và Trung Quốc đã trở nên ngày càng thân thiết, ngay sau khi nhậm chức Tập Cận Bình đã đi thăm Moscow. Quan hệ thương mại song phương được mở rộng, một tập hợp các hợp đồng năng lượng đã được ký năm ngoái sẽ bơm lượng dầu mỏ giá trị 85 tỉ USD từ Nga sang Trung Quốc trong 10 năm tới.


Trên bình diện quốc tế, Nga và Trung Quốc thường sát cánh bên nhau, thống nhất quan điểm chống lại sự can thiệp của phương Tây vào các vấn đề từ Syria cho đến Sundan.

Nhưng trong vấn đề Crimea, Trung Quốc đã không đi quá xa để bỏ phiếu phủ quyết dự thảo của Mỹ mà bỏ phiếu trắng trong khi Moscow phủ quyết. Sự mâu thuẫn của Bắc Kinh như một đòn giáng vào Moscow, Mỹ và phương Tây nhanh chóng thổi bùng sự thờ ơ của Trung Quốc để làm nổi bật sự cô lập Kremlin.

Độc lập, chủ quyền  và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề quan trọng với Trung Quốc, chủ đề trưng cầu dân ý đặc biệt nhạy cảm đối với Bắc Kinh vì Đài Loan và Tây Tạng.
Bà Bonnie Glaser cho rằng Bắc Kinh đang mưu tính "ngư ông đắc lợi" ở Biển Đông khi cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào Crimea.
Bà Bonnie Glaser cho rằng Bắc Kinh đang mưu tính "ngư ông đắc lợi" ở Biển Đông khi cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào Crimea.

Bonnie Glaser, một cố vấn cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế bình luận, mối quan tâm cốt lõi của Trung Quốc về một cuộc trưng cầu dân ý ở bất cứ nơi nào trên thế giới có liên quan đến quyền tự quyết là nguy cơ một hoạt động như vậy được tổ chức tại Đài Loan.


Tương tự như vậy, Trung Quốc lo ngại các phong trào ly khai đang diễn ra ở Tây Tạng. Vụ Criema ly khai Ukraine thành công càng làm gia tăng mối lo ngại về vai trò lãnh đạo của Bắc Kinh tại Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương.

Chiến thuật của Trung Quốc cho đến nay là trung dung, có rất ít khả năng Bắc Kinh sẽ tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây trả đũa Nga. Tập Cận Bình đang theo dõi diễn biến tại Ukraine một cách hết sức thận trọng.

Khủng hoảng Crimea còn kích thích các phần tử dân tộc cực đoan trong nội bộ Trung Quốc kêu gọi bành trướng chiếm các đảo trên "vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp", tức Biển Đông và Hoa Đông khi họ đặt câu hỏi, người Nga có thể lấy Crimea, tại sao Trung Quốc lại không thể lấy các đảo đang có tranh chấp với láng giềng?! Một luận điệu tham vọng nguy hiểm.

Tập Cận Bình và các đồng minh của ông ở Bắc Kinh phải quản lý xu thế tâm lý hiếu chiến này một cách cẩn thận, họ đãng cưỡi trên lưng hổ của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và thường thì tâm lý này thường chạy trước các tình cảm tích cực, Kupchan, một nhà nghiên cứu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại nhận xét
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc quần thảo bất hợp pháp nhiều hơn ở bãi Cỏ Mây trong lúc cả thế giới đang đổ dồn về Crimea, Ukraine.
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc quần thảo bất hợp pháp nhiều hơn ở bãi Cỏ Mây trong lúc cả thế giới đang đổ dồn về Crimea, Ukraine.

Chậm và kín đáo, nhưng Trung Quốc đang gia tăng sức ép trên Biển Đông. Khi cả thế giới đang dồn sự chú ý vào Crimea, hôm 10/3 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã "trục xuất" 2 tàu Philippines ra khỏi khu vực bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cả Trung Quốc, Philippines và Đài Loan yêu sách "chủ quyền", Philippines đang duy trì quân đồn trú tại đây).


Nếu Putin được xem là lấy Crimea thành công, có thể khuyến khích Trung Quốc nghĩ rằng các hành động đơn phương (cưỡng chế, chiếm đoạt) cũng có thể thành công.

Bonnie Glaser nhận xét, nếu Mỹ được xem như miễn cưỡng chống lại Putin, thì người Trung Quốc sẽ nghĩ rằng họ có nhiều không gian để cứng rắn hơn, sử dụng các công cụ khác nhau theo ý của họ để cố gắng khẳng định "quyền lợi" của họ, Biển Đông và Hoa Đông là nơi có thể xảy ra điều này.

Giới hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đang đặc biệt chú ý đến sự phát triển của cục diện Đông Âu với một con mắt thận trọng không muốn khuyến khích ly khai thoặc thiết lập tiền lệ cho việc thế giới quan hệ với khu vực ly khai, nhưng con mắt còn lại của họ đang tò mò về những gì có thể giúp Trung Quốc kiếm lợi ích cho riêng mình.