Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu) |
Trang mạng tạp chí "The National Interest" Mỹ ngày 25 tháng 3 đăng bài viết nhan đề "Logic biển Caribbe của Bắc Kinh" của tác giả Robert D. Kaplan. Báo GDVN xin đăng lại nguyên văn bài viết để độc giả có thêm tư liệu tham khảo.
Theo bài viết, cuộc "xâm lược pháo hạm" của Trung Quốc đối với Nhật Bản ở biển Hoa Đông và đối với các nước Việt Nam, Philippines ở Biển Đông làm cho các nhà quyết sách Mỹ nổi giận. Nhưng, cần phải lý giải Trung Quốc thực sự muốn gì, họ cần hiểu tốt hơn về lịch sử của Mỹ: đặc biệt là lịch sử ngoại giao và quân sự của Mỹ ở khu vực Caribe.
Khu vực đại Caribe (bao gồm vịnh Mexico) có phạm vi tương đương với Biển Đông. Biển Đông do nằm ở trung tâm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nên được gọi là "Địa Trung Hải châu Á", còn khu vực đại Caribe do nằm ở vị trí trung tâm của tây bán cầu, nên được gọi là "Địa Trung Hải châu Mỹ".
Cho nên, một khi Mỹ bắt đầu chủ đạo khu vực đại Caribe, họ ít có thách thức ở bán cầu của mình. Trước hết là đại Caribe, tiếp theo là toàn thế giới: Đây là lịch sử của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh thế giới thế kỷ 20.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |
Giống như một đại tá của Trung Quốc hỏi: "Dựa vào cái gì hành động của chúng tôi ở Biển Đông phải khác với cách làm của các anh ở Caribe?". Rốt cuộc, cả hai đều thuộc biển giáp ranh mà các nhà địa lý đã nói, là sự mở rộng của quốc gia đất liền - Trung Quốc và Mỹ.
Trung Quốc coi Biển Đông (và biển Hoa Đông) là "lãnh thổ màu xanh" (bất hợp pháp). "Lãnh thổ màu xanh" này tiếp giáp Trung Quốc, cách xa Mỹ; giống như biển Caribe tiếp giáp Mỹ, cũng cách xa các cường quốc châu Âu khi đó.
Đầu thế kỷ 20, trong các cường quốc châu Âu, Anh là nước có hải quân mạnh nhất thế giới, có căn cứ ở các khu vực như Jamaica, Trinidad - giống Hải quân Mỹ hiện nay ở Biển Đông và biển Hoa Đông - có điều kiện nhất thách thức Mỹ ở biển Caribe.
Nhưng người Anh không làm như vậy, bởi vì họ biết, Mỹ sẽ liều chết bảo vệ phần mở rộng trên biển của đại lục Bắc Mỹ. Hơn nữa, mặc dù khi đó Anh là một lực lượng kinh tế và quân sự quan trọng của biển Caribe, nhưng đến năm 1917, do vị trí địa lý gần và kinh tế trỗi dậy, ảnh hưởng kinh tế của Mỹ đối với biển Caribe đã vượt Anh - cũng như ảnh hưởng ở Đông Á hiện nay của Trung Quốc có dự đoán là sẽ vượt Mỹ (?).
Tàu đệm khí, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |
Tuy nhiên, "Địa Trung Hải châu Mỹ" và "Địa Trung Hải châu Á" có sự khác biệt to lớn. Các nước vùng biển Caribe đầu thế kỷ 20 yếu ớt, bất ổn; còn hiện nay các nước xung quanh Biển Đông "rất khó đối phó", ngoài Philippines và Indonesia (?), tất cả đều là cường quốc, ít nhất, đối với Việt Nam, họ nếu có điều kiện thể phát triển tốt kinh tế thì sẽ là một cường quốc trung bình tiềm năng.
Nhưng, chỗ giống nhau vẫn rõ ràng: hai vùng biển này đều là được xem là "sự mở rộng" "biển xanh" của quốc gia lục địa, hai quốc gia lục địa này đều khát vọng có sức ảnh hưởng thế giới.
Kiểm soát/khống chế Biển Đông chắc chắn sẽ mở đường cho Trung Quốc tăng cường sức ảnh hưởng trên không và trên biển trên dải giáp ranh Âu-Á. Trung Quốc cũng sẽ trở thành bá chủ trên thực tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Biển Đông là điểm nút chính của địa-chính trị, giống như vịnh Ba Tư, rất quan trọng đối với duy trì cân bằng sức mạnh trên phạm vi thế giới.
Chỉ có Hải quân và Không quân Mỹ mới có thể ngăn cản các nước như Việt Nam, Philippines chạy với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thể làm được như Mỹ ở biển Caribe thì sẽ tăng tốc rất lớn sự tan rã của thế giới do Mỹ xây dựng.
Tàu hộ vệ tên lửa Hoàng Sơn số hiệu 570 Type 054A, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |
Cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, về việc Philippines kiện Trung Quốc lên trọng tài quốc tế bác bỏ “đường lưỡi bò” bất hợp pháp, ngày 26 tháng 3 năm 2014, Trung Quốc thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi cho biết, Trung Quốc kiên trì lập trường không chấp nhận, không tham gia vào vụ kiện của Philippines, lập trường này “có đầy đủ chứng cứ luật pháp quốc tế” (?).
Theo Hồng Lỗi thì “quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc là kiên định. Hy vọng Philippines nhận thức đầy đủ tính chất phức tạp và nhạy cảm của vấn đề Biển Đông, nhanh chóng quay trở lại quỹ đạo đúng đắn thông qua đàm phán, hiệp thương giải quyết tranh chấp, không nên càng đi càng xa trên con đường sai lầm, tránh tiếp tục gây thiệt hại cho quan hệ hai nước”.
Đó là quan điểm chính thức của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, chứ Trung Quốc không hề có chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông như quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) và bãi cạn Scarborough, bãi ngầm James…
Trên thực tế, Trung Quốc đã xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, xâm lược thêm một phần quần đảo Trường Sa sau này và tuyên bố chủ quyền đối với “đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” một cách bất hợp pháp!
Tau ho ve tên lửa Yết Dương Type 056, Hạm đội Nam Hải, dài 89m rộng 9 m, lượng giãn nước đầy gần 1500 tấn |
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh, Type 052D, Hạm đội Nam Hải biên chế ngày 21 tháng 3 năm 2014 |
Tàu khu trục tên lửa Lan Châu số hiệu 170 Type 052C của Hạm đội Nam Hải |
Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu số hiệu 171 Type 052C của Hạm đội Nam Hải |
Tàu quét mìn Hạc Sơn, Type 081 của đại đội 10, Hạm đội Nam Hải, chế tạo tại Giang Nam, hạ thủy ngày 27 tháng 9 năm 2012, biên chế ngày 10 tháng 10 năm 2013. |
Tàu tên lửa 022 Trung Quốc |
Tàu tiếp tế tổng hợp cỡ lớn Thanh Hải Hồ số hiệu 885, Hạm đội Nam Hải |
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc huấn luyện-thử nghiệm trên Biển Đông |