Tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ |
Trang mạng "Los Angeles" Mỹ ngày 15 tháng 4 đăng bài viết nhan đề "Niêm phong tàu chiến hải quân không bằng chuyển chúng cho đồng minh" của tác giả Michael Moran.
Theo bài viết, mấy tháng qua, Bộ Quốc phòng Mỹ luôn tiến hành một cuộc tranh cãi nội bộ gay gắt: Để tiết kiệm tiền, cho tàu sân bay USS George Washington nghỉ hưu liệu có sáng suốt hay không.
Tàu sân bay USS George Washington đã hoạt động 24 năm, là một tàu chiến còn tương đối "trẻ", hiện sắp được bảo trì, bảo dưỡng tiêu tốn nhiều tiền của - toàn bộ 11 tàu sân bay quân Mỹ đều sẽ tiến hành bảo trì định kỳ.
Theo bài viết, Hải quân Mỹ kiên quyết phản đối niêm phong tàu sân bay USS George Washington. Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã cảnh cáo nói, khi thời hạn 2 năm do Quốc hội đưa ra về phương án giảm thâm hụt tự động đến hạn vào năm 2006, tàu sân bay USS George Washington sẽ "lên thớt".
Không chỉ như vậy, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ vào tháng 3 từng cho biết, Hải quân Mỹ có kế hoạch cho nghỉ hưu 11 chiếc trong số 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, đáp ứng yêu cầu cắt giảm chi tiêu.
Tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ |
Nhưng, bài viết cho rằng, những người phê phán nói đúng, hầu như hiện nay thời hạn này rất khó nói là thời điểm tốt để "báo hỏng" tàu chiến, bởi vì Trung Quốc đang mở rộng hạm đội, hung hăng hăm dọa trên Biển Đông và biển Hoa Đông, ngoài ra Mỹ cần thiết phải duy trì hạm đội tàu sân bay khổng lồ ở khu vực vịnh Ba Tư.
Như vậy, tại sao không học tập lịch sử, đem nhiều tàu chiến dư thừa chuyển cho hải quân đồng minh? Thử tưởng tượng một chút, Australia, Ấn Độ, Brazil và Anh (hiện nay Anh không có chiếc tàu sân bay nào đang hoạt động) đã sử dụng 5 tàu sân bay "già" nhất của Mỹ. Họ rất quan tâm đến loại sản phẩm siêu xa xỉ này, cho dù phải đối mặt với chi phí bảo trì cao.
Theo bài báo, có thể tìm được rất nhiều tiền lệ. Khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Hải quân Mỹ sở hữu 28 tàu sân bay cỡ lớn và 71 tàu sân bay hộ tống tương đối nhỏ - không chỉ vượt xa các nước khác, hầu như cũng vượt xa nhu cầu của thời đại hòa bình.
Ngoài ra còn có hàng trăm tàu chiến trong một đêm từ hệ thống vũ khí quan trọng đã trở thành đối tượng bảo trì đắt tiền. Trong đó, rất nhiều tàu chiến đã đưa vào nhà máy báo hỏng, một số hạm đội khác sau khi đưa vào biên chế đã từng bước han gỉ do chờ đợi một hai chục năm, cho đến khi được đưa vào nhà máy tháo dỡ.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln CVN 72 Mỹ |
Một số tàu được chọn ra, cùng với tàu chiến thu được từ quân Đức, tàu ngầm Nhật Bản và tàu báo hỏng của quân đồng minh, neo đậu ở đá ngầm vòng Bikini, tất cả hóa thành tro bụi trong một vụ thử nghiệm hạt nhân.
Tuy nhiên, đầu tư thời chiến cho hạm đội khổng lồ của Mỹ hoàn toàn không đón toàn bộ kết cục như vậy. Hải quân Mỹ ý thức được, kinh phí duy trì một hoạt động của một tàu chiến sẽ cao một cách đáng kinh ngạc, vì vậy bất ngờ nghĩ đến một phương pháp hoàn hảo đáp ứng nhu cầu trên 2 phương diện, vừa có thể thực hiện mong muốn thu hẹp, vừa có thể lấp chỗ trống an ninh biển toàn cầu tạo ra do Hải quân Hoàng gia Anh giảm biên chế.
Mỹ không niêm phong tất cả số tàu chiến lại hoặc bán cho nhà máy phế phẩm, mà chuyển giao đầy đủ biên đội tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu chiến khác cho hải quân đồng minh.
Chẳng hạn, tàu sân bay USS Langley (CV-1) và USS Belleau Wood (CVL-24) đã chuyển giao cho Pháp, cho đến khi nước này cuối cùng chế tạo được tàu sân bay của mình. Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, tàu sân bay USS Cabot (CVL-28) được chuyển giao cho Tây Ban Nha, bởi vì Chính phủ Mỹ muốn lôi kéo nhà lãnh đạo Tây Ban Nha Franco.
Tàu sân bay USS Carl Vinson CVN 70 Mỹ |
Hầu hết những tàu "sang tay" này đều chưa từng khai hỏa, ít nhất là không có ý định khai hỏa. Một số tàu chiến giúp các quốc gia độc lập mới như Ấn Độ, Philippines xây dựng được hải quân chuyên nghiệp, đã thay thế cho quân đội thực dân.
Một số tàu chiến khác, đặc biệt là đối với châu Âu, đã phát huy vai trò bổ sung và răn đe, giúp các nước châu Âu tập trung nguồn lực sau Chiến tranh cho công tác tái thiết, giúp họ ứng phó với hải quân Liên Xô bắt đầu trỗi dậy.
Phương thức chuyển giao/chuyển nhượng như vậy có lợi gì trong giai đoạn hiện nay? Bài viết cho rằng, trước hết, nếu chuyển nhượng một trong 11 tàu sân bay của hạm đội Mỹ cho đồng minh thì sẽ không phải niêm phong rất nhiều tàu chiến khác. Làm như vậy còn có thể giải phóng nguồn vốn phát triển hệ thống vũ khí thế hệ mới trong đó có tàu sân bay sử dụng máy bay không người lái.
Bài viết cho rằng, chuyển nhượng như vậy cũng có lợi ích khác. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhiều lần nói với đồng minh phải "chia sẻ trách nhiệm" như thế nào, nhưng phản hồi rất ít.
Nếu cung cấp một chiếc cho những nước này, những đồng minh liên quan sẽ buộc phải xem xét tăng cường đầu tư quốc phòng (theo dự đoán của Hải quân Mỹ, những tàu chiến này có chi phí hoạt động hàng năm khoảng 400 triệu USD), chia sẻ đóng góp cho việc bảo vệ lợi ích tự thân.
Tàu sân bay USS Enterprise Mỹ |
Đương nhiên, trong một thế giới hoàn mỹ, nếu đầu tư vốn lớn chế tạo những tàu chiến khổng lồ này thì hoàn toàn có lý do bảo đảm cho chúng có thể luôn hoạt động trên biển - hơn nữa đặt dưới sự kiểm soát của Mỹ. Nhưng, đây không phải là thế giới của Mỹ hiện nay.
Theo bài viết, đương nhiên không thể ra lệnh cho một tàu sân bay của Australia hay của Brazil phục tùng mệnh lệnh của Mỹ. Nhưng, nếu như Mỹ làm tốt công việc của mình thì không cần thiết lao đến nước khác ra lệnh.
Những "quái vật khổng lồ" này chỉ cần đưa vào tay những nước có trách nhiệm thì đủ làm giảm khả năng đánh trận. Hơn nữa, cách làm này có thể tránh một triển vọng đáng xấu hổ: cải tạo tàu chiến đã phục vụ nhiều năm thành viện bảo tàng nổi.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN-76 của Hải quân Mỹ |
Tàu sân bay USS Harry S. Truman Mỹ |
Tàu sân bay USS John C. Stennis CVN 74 Mỹ |
Tàu sân bay USS Nimitz CVN68 Mỹ |
Tàu sân bay USS George H.W. Bush CVN 77 Mỹ |
Tàu sân bay hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R. Ford Mỹ |