Quân Mỹ mua nhiều bom thông minh chuẩn bị "ném bom Bắc Kinh"?

26/04/2014 07:08
Việt Dũng
(GDVN) - Bom thông minh được sử dụng để áp chế những đối thủ có tính hiếu chiến, cuộc xung đột quy mô lớn tiềm tàng nhất là xung đột liên quan đến Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu F-35B đã thử thành công bom mới
Máy bay chiến đấu F-35B đã thử thành công bom mới

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 25 tháng 4 dẫn trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 23 tháng 4 đưa tin, cuối năm 2013, lượng đơn đặt hàng đạn tấn công trực tiếp liên hợp - "bom thông minh" của Bộ Quốc phòng Mỹ đã bất ngờ tăng 17%, tổng số lượng đạt 212.588 quả.

Từ năm 1998 đến nay đã chế tạo tổng cộng hơn 250.000 quả đạn tấn công trực tiếp liên hợp, Mỹ luôn là khách hàng lớn nhất. Dự trữ vũ khí này hoàn toàn là để chuẩn bị tiến hành "đại chiến".

Báo Mỹ cho rằng, Không quân Mỹ (cùng với Hải quân, Thủy quân lục chiến và Lục quân) hiện nay đều đang từ bỏ sử dụng lực lượng đường không tấn công các phần tử khủng bố và quân đội phi chính quy, chuyển sang những nỗ lực như "ném bom Bắc Kinh", CHDCND Triều Tiên hoặc Iran. Đây là công cuộc cải cách to lớn được tiến hành với phương pháp tác chiến của lực lượng đường không trong 20 năm qua của Mỹ.

Trong 20 năm qua, Mỹ đã thực hiện rất nhiều chiến dịch ném bom, nhưng máy bay Mỹ không bị đáp trả nhiều. Từ khi "bom thông minh" được dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu ra đời (thập niên 1990) đến nay, chức trách của phi công máy bay ném bom được đơn giản hóa, chức trách này tương đương với việc lái một chiếc xe tải chở đầy bom.

Bom thông minh do hãng Boeing nghiên cứu chế tạo
Bom thông minh do hãng Boeing nghiên cứu chế tạo

Mỹ hiện nay cho rằng, vũ khí trên không chủ yếu trong tương lai chính là "bom thông minh", đặc biệt là đạn tấn công trực tiếp liên hợp và vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng thủ (phiên bản tăng cường). Vì vậy cho biết, đặt mua rất nhiều đạn tấn công trực tiếp liên hợp là để tăng cường sẵn sàng chiến đấu, để đề phòng xuất hiện "đại chiến".

Mỹ đã dự trữ rất nhiều "bom thông minh". Sau khi tấn công Iraq, lượng đơn đặt hàng đạn tấn công trực tiếp liên hợp của Không quân Mỹ tăng mạnh. Lượng đặt hàng mỗi tháng của Không quân Mỹ là 5.000 quả. Nhưng, cuối cùng xem ra, lượng nhu cầu thực tế của họ phải nhỏ hơn nhiều.

Năm 2005 đã đặt mua khoảng 30.000 quả đạn tấn công trực tiếp liên hợp. Năm 2006 và 2007 lượng đặt mua lần lượt giảm đến 11.605 và 10.661 quả. Năm 2008 chỉ đặt mua 5.000 quả. Nhưng, lượng đơn đặt hàng mỗi năm hiện nay lại khôi phục đến 10.000 quả trở lên.

Theo bài báo, đạn tấn công trực tiếp liên hợp đặt mua trong mấy năm qua hiện tại phần lớn dùng cho dự trữ chiến tranh. Lượng sử dụng thực tế hàng năm chỉ có vài nghìn quả, trong đó có cả phục vụ cho diễn tập, huấn luyện. Đạn tấn công trực tiếp liên hợp dự trữ cho chiến tranh đã trên 100.000 quả, sẽ được sử dụng trong một số cuộc xung đột quy mô lớn trong tương lai.

Bom xuyên phá GBU-57 thường sử dụng cho máy bay ném bom B-52, còn việc sử dụng cho máy bay ném bom B-2 ít thấy xuất hiện
Bom xuyên phá GBU-57 thường sử dụng cho máy bay ném bom B-52, còn việc sử dụng cho máy bay ném bom B-2 ít thấy xuất hiện

Các nhà hoạch định không chiến cho rằng, cuộc xung đột quy mô lớn tiềm tàng nhất là xung đột liên quan đến Trung Quốc. Mặc dù phải dựa vào hệ thống định vị toàn cầu, nhưng đạn tấn công trực tiếp liên hợp đã tiến hành cải tiến, mục đích là chống lại việc gây nhiễu của người khác.

Nếu không thể chống lại sự gây nhiễu của người khác, hiện nay còn có hệ thống dẫn đường quán tính sẵn sàng sử dụng. Tuy độ chính xác của hệ thống dẫn đường quán tính không liên quan đến hệ thống định vị toàn cầu, nhưng cũng đủ để tấn công hầu hết các mục tiêu.

Bài báo cho rằng, đạn tấn công trực tiếp liên hợp - "bom thông minh" được nghiên cứu chế tạo từ thập niên 90 của thế kỷ trước, tức là không lâu sau khi mạng lưới hệ thống định vị toàn cầu hoạt động bình thường. Những vũ khí này đã được đưa vào sử dụng trong chiến dịch quân sự đối với Kosovo vào năm 1999. Sử dụng đạn tấn công trực tiếp liên hợp có hiệu quả rất tốt, lượng ném bom thông thường và lượt điều động máy bay ném bom theo đó giảm mạnh.

Các tướng lĩnh không quân hiện nay vẫn đang muốn xác định phạm vi sử dụng tương lai của loại vũ khí này. Mục tiêu chú trọng hiện nay là: sử dụng loại công nghệ mới này áp chế những đối thủ có tính hiếu chiến và thực lực mạnh hơn, như Trung Quốc (và Iran, CHDCND Triều Tiên).

Máy bay chiến đấu F-22 thử nghiệm bom JDAM
Máy bay chiến đấu F-22 thử nghiệm bom JDAM

Sự xuất hiện của đạn tấn công trực tiếp liên hợp rất bất ngờ, vì vậy cũng đã làm nảy sinh hiệu quả kiềm chế kẻ thù nhanh chóng. Bom dẫn đường tuy sớm ra đời vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng trên thực tế khi đó hoàn toàn không phát huy tác dụng gì, mãi đến thập niên 60 của thế kỷ trước đã nghiên cứu chế tạo ra bom dẫn đường laser có độ chính xác cao.

Sau 10 năm, bom dẫn đường bắt đầu đi vào hoạt động. Nhưng, chi phí chế tạo những quả bom dẫn đường này đắt đỏ, mỗi quả bom tiêu tốn 100.000 USD trở lên. Trong thời gian chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong 250.00 quả bom được thả cũng chỉ có 16% là bom dẫn đường.

Nhưng, sau đó, kết quả phân tích chiến trường cho thấy, có 75% mục tiêu bị phá hủy thực tế đều do bom dẫn đường thực hiện. Nhưng, bom dẫn đường khi đó vẫn rất quý giá, tia laser cũng sẽ bị cản trở trong rất nhiều điều kiện khí hậu (như mưa, sương mù và bão cát).

Vì vậy, cần phải nghiên cứu chế tạo ra bom dẫn đường kiểu mới để thay thế triệt để bom dẫn đường không thông minh. Bom dẫn đường hệ thống định vị toàn cần lập tức ra đời đúng lúc.

Phi đội máy bay chiến đấu F-22A ở căn cứ không quân Okinawa Nhật Bản
Phi đội máy bay chiến đấu F-22A ở căn cứ không quân Okinawa Nhật Bản

Năm 1991, hệ thống định vị toàn cầu vừa mới đưa vào sử dụng. Khi đó đã có người dự định nghiên cứu chế tạo ra vũ khí tương tự như đạn tấn công trực tiếp liên hợp, nhưng mọi người hoàn toàn không xác định được loại vũ khí này có thể tiến hành tấn công hiệu quả hay khong.

Nhưng, khi các kỹ sư bắt đầu nghiên cứu chế tạo, mọi người phát hiện, đạn tấn công trực tiếp liên hợp không chỉ rất có hiệu quả, chi phí chế tạo nó cũng không bằng một nửa chi phí dự tính của không quân.

Chi phí chế tạo nó chỉ có 18.000 USD/quả, trong khi đó, chi phí dự kiến khi đó của không quân là 40.000 USD/quả (chi phí sau khi tính đến nhân tố lạm phát khoảng 55.000 USD/quả).

Sau đó, đạn tấn công trực tiếp liên hợp bắt đầu được đầu tư sản xuất vào năm 1996. Trong thời gian cuộc khủng hoảng Kosovo đã lần đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, lượng sử dụng là 652 quả, tỷ lệ bắn trúng cao tới 98%.

Tình hình năm 2001 cho thấy, đạn tấn công trực tiếp liên hợp là vũ khí tốt nhất hỗ trợ cho lực lượng đặc nhiệm của Mỹ ở Afghanistan và nhân viên tình báo CIA, độ chính xác và hiệu quả tấn công của nó đều mạnh hơn dự tính trước đó. Đến tháng 1 năm 2002, Mỹ đã ném 10.000 quả đạn tấn công trực tiếp liên hợp ở Afghanistan.

Năm 2003, trong thời gian 3 tuần tấn công Iraq, Mỹ đã sử dụng 6.500 quả đạn tấn công trực tiếp liên hợp. Sức chiến đấu của đạn tấn công trực tiếp liên hợp mới cũng đã được tăng cường. Độ chính xác tấn công của phiên bản mới nhất cao hơn, một nửa bom đều là nổ trong bán kính 10 m của điểm ngắm (mục tiêu).

Hiệu quả tấn công của vũ khí tấn công dẫn đường liên hợp JDAM
Hiệu quả tấn công của vũ khí tấn công dẫn đường liên hợp JDAM
"Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Quân đội Mỹ
"Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Quân đội Mỹ
"Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Quân đội Mỹ
"Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Quân đội Mỹ
Máy bay vận tải Osprey quân Mỹ đến căn cứ Futenma Nhật Bản
Máy bay vận tải Osprey quân Mỹ đến căn cứ Futenma Nhật Bản
Máy bay vận tải Osprey quân Mỹ đến căn cứ Futenma, tỉnh Okinawa Nhật Bản
Máy bay vận tải Osprey quân Mỹ đến căn cứ Futenma, tỉnh Okinawa Nhật Bản
Tên lửa chống hạm bờ biển của Trung Quốc
Tên lửa chống hạm bờ biển của Trung Quốc
Việt Dũng