Tàu ngầm hạt nhân đa năng Jimmy Carter Hải quân Mỹ (ảnh minh họa) |
Trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 24 tháng 4 đưa tin, nguồn tin tiết lộ gần đây cho biết, ngay từ năm 2011, Trung Quốc đã bắt đầu bố trí hệ thống định vị thủy âm bị động dưới nước ở vùng biển duyên hải của họ. Điều này giúp cho Trung Quốc có thể theo dõi tàu ngầm ở các vùng biển gần, trong đó có Biển Đông.
Theo bài báo, Hàn Quốc cũng đã áp dụng hành động tương tự vào năm 2011, khi đó Hàn Quốc tuyên bố đang triển khai thiết bị định vị thủy âm tàu ngầm ở dưới nước biển gần của họ, công việc này hầu như đã hoàn thành vào năm 2013.
Hàn Quốc làm như vậy là để ứng phó với việc một tàu ngầm cỡ nhỏ của CHDCND Triều Tiên phóng một quả ngư lôi đối với một tàu tuần tra Hàn Quốc vào năm 2010. Trong khi đó, Trung Quốc muốn ngăn chặn tàu chiến nước ngoài ở khu vực xa nhất có thể, cho dù điều này có nghĩa là phải tìm cách buộc họ rời khỏi vùng biển quốc tế.
Theo bài báo, Trung Quốc và Hàn Quốc đều không tiết lộ chi tiết kỹ thuật, nhưng, loại thiết bị này cơ bản tương tự với hệ thống thiết bị định vị thủy âm bị động (chỉ có thể tiếp nhận tín hiệu sóng âm) được Mỹ triển khai ở đáy biển các khu vực quan trọng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Hệ thống trinh sát thủy lôi Mỹ (ảnh minh họa) |
Hệ thống nghe lén sóng âm dưới nước của Mỹ từng do nhiều mạng lưới khác nhau hợp thành. Ở đáy biển thềm lục địa tiếp giáp Bắc Đại Tây Dương có lắp đặt mạng Caesar, ở đáy biển Bắc Đại Tây Dương có mạng Colossus; ngoài ra, ở Ấn Độ Dương và ở một số khu vực không muốn tiết lộ khác cũng có một số thiết bị cảm biến.
Thiết bị định vị thủy âm bị động dưới dưới nước nghe lén tất cả sóng âm và thông qua dây cáp truyền số liệu về trạm mặt đất. Từ đó, những thông tin này tiếp tục được truyền tới trạm xử lý trung tâm/trung ương – thông thường là sử dụng mạng lưới vệ tinh.
Độ chính xác của hệ thống nghe lén sóng âm dưới nước đủ để định vị tàu ngầm trong khu vực hình tròn đường kính chỉ 100 km. Đây là một khu vực có diện tích rất rộng, nhưng nếu chất lượng tín hiệu đủ tốt, khu vực hình tròn này có thể thu nhỏ đến đường kính 10 km.
Khuyết điểm chủ yếu của hệ thống này là nó không thể bao quát được vùng biển sâu cách rìa thềm lục địa ngoài 500 km. Theo bài báo, điều này không thành vấn đề đối với Hàn Quốc và Trung Quốc, bởi vì hệ thống của hai nước này đều bao trùm lên khu vực duyên hải hoặc vùng nước nông như ở Biển Đông.
Tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable Mỹ sử dụng thiết bị định vị thủy âm kéo (sonar kéo) để định vị tàu ngầm (ảnh minh họa) |
Chi phí bảo trì hệ thống nghe lén sóng âm dưới nước rất cao. Thông qua để cho tổ chức nghiên cứu tư nhân sử dụng thiết bị cảm biến này và sử dụng công nghệ điện tử và thông tin có giá cả thấp hơn, tính năng cao hơn, hệ thống này đã tồn tại sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Mặc dù rất nhiều bộ phận của hệ thống này đã bị đóng lại, nhưng thiết bị mang theo mới đã được đưa vào sử dụng, đồng thời triển khai khi cần thiết.
Ưu thế của Hàn Quốc là có thể được Mỹ giúp đỡ khi triển khai hệ thống nghe lén sóng âm dưới nước và thu thập, xử lý “tín hiệu nhận dạng tàu ngầm”. Mỹ còn có thể giúp đỡ Hàn Quốc có được hệ thống thiết bị định vị thủy âm bị động có độ nhạy cảm cao hơn để định vị tàu ngầm chính xác hơn.
Mỹ luôn tiến hành nghiên cứu trên phương diện này, đồng thời biết rằng hợp tác như vậy sẽ giúp Mỹ có thể truy cập vào hệ thống nghe lén sóng âm dưới nước của Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng có khả năng thiết kế và chế tạo loại thiết bị này.
Hệ thống loại này đầu tiên của Hàn Quốc được lắp đặt ở vùng biển lân cận bờ biển phía tây sát với biên giới CHDCND Triều Tiên. Tàu ngầm CHDCND Triều Tiên sử dụng điện bằng ắc quy, hoạt động dưới nước sát bờ biển, nên rất khó phát hiện. Hệ thống nghe lén sóng âm dưới nước của Hàn Quốc sẽ có lợi cho lấp đi điểm yếu trên phương diện này.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Hải quân Mỹ (ảnh minh họa) |
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ (ảnh minh họa) |
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Nhật Bản (ảnh minh họa) |
Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 của Nhật Bản (ảnh minh họa) |