Mike Rowse |
Bưu điện Hoa Nam ngày 28/4 đăng bài phân tích của Mike Rowse, giám đốc điều hành hãng Stanton Chase International và là một trợ giảng tại đại học Trung Quốc ở Hồng Kông bình luận, Bắc Kinh nên xem xét lại yêu sách "chủ quyền" mà họ tuyên bố ở Biển Đông và người Hồng Kông quân tâm đến điều này.
Mike Rowse cho rằng, người dân Hồng Kông hiểu khá rõ về quần đảo Điếu Ngư ở Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát với tên gọi Senkaku là "lãnh thổ Trung Quốc" từ thế kỷ 14 và chỉ trở thành 1 phần của Nhật Bản sau Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất và hiệp ước Shimonoseki ký tiếp theo năm 1895.
Sau Chiến tranh thế giới 2, quần đảo này nằm dưới sự giám sát của Hoa Kỳ và được coi là 1 phần của quần đảo Ryukyu. Năm 1972, toàn bộ nhóm đảo Senkaku được trao lai cho Nhật Bản.
Theo Mike Rowse, yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc đối với Điếu Ngư/Senkaku có "căn cứ lịch sử" mạnh mẽ, nhiều người dân bình thường ở Hồng Kông đã tìm cách chứng minh cho "chủ quyền lịch sử" này, thậm chí không ít người trong số họ đã tìm cách ra nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku để khẳng định "chủ quyền".
Tuy nhiên người dân Hồng Kông không hiểu biết về yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông như đối với Điếu Ngư/Senkaku. Mike Rowse ví dụ, người Hồng Kông chỉ biết sau năm 1949 Trung Quốc đã kiểm soát phần phía Đông quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), chính quyền Pháp (đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại) quản lý phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
Sau khi pháp rút khỏi Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa được bàn giao cho chính thể Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam tiếp quản (theo tinh thần hiệp định Geneva chờ ngày tổng tuyển cử). Năm 1974 Trung Quốc đã cất quân đánh chiếm (bất hợp pháp) phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa và kiểm soát (trái phép) quần đảo này từ đó đến nay.
Trụ sở cái gọi là "thành phố Tam Sa" Bắc Kinh cố tình tuyên bố thành lập hòng độc chiếm Biển Đông sau khi đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. |
Mike Rowse thừa nhận, trong khi Trung Quốc dùng vũ lực (đánh chiếm Hoàng Sa), thì Việt Nam vẫn liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo này.
Rowse cũng thừa nhận thực tế, quần đảo Trường Sa ở phía Nam gần Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei hơn so với Trung Quốc. Quan điểm của Bắc Kinh hiện nay là tất cả những gì nằm trong phạm vi đường lưỡi bò đều thuộc..."chủ quyền" của họ.
Tuy nhiên Rowse cho rằng yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông không chắc chắn, kể cả về mặt đạo đức đối với ngay cả "những người yêu nước và bạn bè Trung Quốc".
Minh chứng cho điều này là ví dụ, không giống như trường hợp Điếu Ngư/Senkaku, người Trung Quốc đã không có các cuộc biểu tình công khai bên ngoài đại sứ quán/lãnh sự quán đối thủ (yêu sách chủ quyền ở Biển Đông), và cũng chưa có bất kỳ chuyến đi "khẳng định chủ quyền" nào của "những người yêu nước" này ra Biển Đông.
Mike Rowse đặt câu hỏi, tại sao rất nhiều quốc gia trong đó người Hồng Kông xem là bạn bè của mình lại kiên quyết phản đối tuyên bố đường lưỡi bò của Trung Quốc? Người Hồng Kông tự hào rằng Trung Quốc được công nhận là một cường quốc trên thế giới và việc nước này tăng cường khả năng quân sự để "bảo vệ lợi ích hợp pháp" của mình là "hoàn toàn hợp lý".
Nhưng câu hỏi cần phải đặt ra theo Mike Rowse, Trung Quốc có thực sự định thực thi yêu sách "chủ quyền" của mình với tất cả các đảo ở Biển Đông như những gì họ đã làm (xâm lược) quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam)?