4 chiêu phản đòn của Mỹ: Nga - Trung Quốc có thể từ bỏ đồng USD?

01/05/2014 09:03
Đông Bình
(GDVN) - Những chiêu mà Nga có thể dùng là đóng băng tài sản doanh nghiệp Mỹ, từ bỏ thanh toán bằng đồng USD, hạ giá đồng rúp và ra đòn bằng vũ khí năng lượng.
Thử trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov: Nga sẽ không thể ngồi im, Nga sẽ đáp trả
Thử trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov: Nga sẽ không thể ngồi im, Nga sẽ đáp trả

Chiêu 1: Đóng băng tài sản doanh nghiệp Mỹ

Tờ "Tài chính kinh tế" Trung Quốc ngày 29 tháng 4 cho rằng, trong ngắn hạn, biện pháp trừng phạt hiệu quả nhất của Mỹ là đóng băng tài sản ở nước ngoài của các quan chức cấp cao và doanh nghiệp nhà nước Nga, loại biện pháp này làm cho Nga phản đối mạnh mẽ. Cắt đứt quan hệ giữa hệ thống tài chính của Nga và Mỹ sẽ làm "trọng thương" ngành ngân hàng của Nga.

Nếu như Mỹ đóng băng tài sản Nga, Nga cũng sẽ thông qua đóng băng tài sản của các doanh nghiệp Mỹ để báo thù, những tập đoàn lớn có nhiều hoạt động kinh doanh tại Nga sẽ phải hứng chịu.

Mặc dù trong năm 2013, doanh nghiệp Mỹ đầu tư trực tiếp ở Nga chỉ 14 tỷ USD, nhưng khả năng đóng băng tài sản của Nga hoàn toàn không chỉ có vậy. Chẳng hạn, những nguyên vật liệu nhập khẩu từ châu Âu của nhà máy lắp ráp ô tô của hãng Ford không được phản ánh trong số liệu thương mại.

Công ty Boeing cũng có quan hệ kinh doanh quy mô lớn với Nga. Các ông trùm năng lượng Mỹ cũng có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Nga, những tập đoàn tài chính lớn này sẽ gây sức ép với chính phủ Mỹ để bảo vệ lợi ích tự thân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama: Trừng phạt và đáp trả trừng phạt
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama: Trừng phạt và đáp trả trừng phạt

Hiện nay, Thượng viện Nga đang khởi thảo một dự luật, nội dung liên quan đến việc có thể tịch thu tài sản ở Nga của các doanh nghiệp và cá nhân Âu-Mỹ nếu bị Âu-Mỹ trừng phạt. Một số doanh nghiệp Nga cũng đã lập tức hành động khi nghe thấy tin này.

Tờ "Thời báo Tài chính" Anh cho rằng, ôm trùm ngân hàng Nga Sberbank và VTB, ông trùm năng lượng Lukoil đang rút tiền gửi khỏi ngân hàng có quan hệ kinh doanh với Mỹ.

Để ứng phó với khả năng Mỹ trừng phạt như đóng băng tài sản sau khi Crimea trưng cầu dân ý trước đây, rất nhiều công ty Nga bắt đầu rút hàng nghìn tỷ USD khỏi các ngân hàng phương Tây.

Chiêu 2: Từ bỏ thanh toán bằng đồng USD trong thương mại quốc tế

Hạn chế thương mại song phương là biện pháp chủ yếu Mỹ tiến hành trừng phạt kinh tế, trước dây, Mỹ tiến hành trừng phạt đối với Iraq và Libya có hiệu quả rõ rệt.

Nhưng, Nga hoàn toàn không lệ thuộc vào thương mại với Mỹ. Nếu Nga nhân cơ hội từ bỏ đồng USD trong thương mại với bên ngoài, Mỹ sẽ “được không bằng mất”.

Đồng rúp Nga và USD Mỹ
Đồng rúp Nga và USD Mỹ

Thương mại là nền tảng của tiền tệ, sự trỗi dậy nhanh chóng của đồng Euro là được lợi từ vai trò ảnh hưởng thương mại của khu vực đồng Euro.

Năm 2013, thương mại song phương Nga-Mỹ chỉ chiếm 3% tổng kim ngạch thương mại của họ, trong khi đó, kim ngạch thương mại giữa EU và Trung Quốc chiếm tới 60%.

Nền tảng kinh tế thương mại quyết định Trung Quốc-châu Âu-Nga tiến hành hợp tác tiền tệ sẽ trở thành xu thế tất yếu. Ngoài đồng USD, Nga có nhiều lựa chọn hơn.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, có quan hệ chặt chẽ trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp nhẹ, có những ý kiến kêu gọi thương mại Trung-Nga từ bỏ đồng USD.

Tổng thống Nga Putin năm 2008 chỉ ra, thế giới được xây dựng trên cơ sở đồng USD đang có vấn đề và chịu bất ổn nghiêm trọng, tình hình thị trường tài chính toàn cầu vẫn rất khó khăn, trong điều kiện này Trung Quốc và Nga cần cân nhắc hoàn thiện hệ thống thanh toán thương mại song phương, bao gồm thông qua các bước phối hợp để sử dụng rộng rãi hơn đồng tiền trong nước.

Do đó, Trung Quốc và Nga lựa chọn thanh toán đồng tiền khu vực này là việc rất tự nhiên.

Chiêu ba: Nới lỏng hạ giá đồng rúp

Mỹ còn có thể thông qua biện pháp tài chính tấn công tỷ giá đồng rúp, để vốn chảy ra khỏi nước Nga, gây rối loạn thị trường chứng khoán, thúc đẩy lạm phát. Trong khi đó Nga rất có thể áp dụng cách làm thả lỏng hạ giá đồng rúp để đáp trả.

Đồng rúp của Nga
Đồng rúp của Nga

Mỹ trừng phạt Nga đã khiến cho đồng rúp sụt giá, thị trường chứng khoán Nga rớt mạnh, nhưng thị trường chứng khoán Mỹ-Âu cũng bị ảnh hưởng sâu sắc.

Vào thứ Năm tuần trước, mặc dù số liệu kinh tế Mỹ vượt dự kiến, nhưng chỉ số Dow Jones vẫn rớt mạnh tới 231 điểm, mức giảm lớn nhất trong hơn 6 tuần qua, thị trường chứng khoán châu Âu cũng phổ biến giảm xuống. Cuộc đấu tài chính giữa Mỹ-Âu và Nga là cùng tồn tại rủi ro, nếu Nga thả lỏng hạ giá đồng rúp thì thị trường tài chính Mỹ-Âu cũng sẽ bị tác động nghiêm trọng.

Đồng rúp hạ giá có thể giúp cho doanh nghiệp Nga thu được nhiều đồng rúp hơn trong thương mại như xuất khẩu năng lượng; đồng thời, do sức mua của Nga dần dần mất đi, ngày tháng của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ ngày càng khó khăn.

Hiện nay nợ của Nga chiếm 10% tỷ trọng GDP, đồng rúp hạ giá sẽ không làm tăng mạnh sức ép nợ của Nga. Dự trữ ngoại hối 500 tỷ USD và vàng trên 1.000 tấn cũng có thể cung cấp "đạn dược" cho Nga ứng phó trừng phạt.

Phó Thủ tướng Nga Rogozin nói chuyện về đối sách trừng phạt với các doanh nghiệp Nga, cho biết, phương Tây tiến hành trừng phạt Nga sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Nga phát triển tốt hơn.

Đồng thời, trừng phạt còn có thể phản tác dụng đối với đối tác hợp tác phương Tây của Nga. Ông còn tiết lộ, Nga đã làm tốt chuẩn bị cho việc nới lỏng hạ giá đồng rúp.

Cuộc chiến năng lượng giữa Mỹ-Nga có nổ ra?
Cuộc chiến năng lượng giữa Mỹ-Nga có nổ ra?

Chiêu 4: Vũ khí năng lượng

Then chốt trừng phạt Nga của Mỹ là liên kết với EU. Kim ngạch thương mại giữa EU và Nga chiếm tới 50%, đồng thời cũng là nguồn gốc chủ yếu cho đầu tư nước ngoài của Nga. Mỹ chỉ có liên kết với EU trừng phạt mới có thể tạo ra khả năng "sát thương" tương đối  lớn cho nền kinh tế Nga.

Nhưng dầu mỏ và khí đốt luôn là vấn đề mấu chốt kiềm chế EU "dùng cây gậy" đối với Nga. Khí đốt theo nhu cầu của các nước EU có đến 30% đến từ Nga, khí đốt 3 nước Baltic hoàn toàn nhập khẩu của Nga, Nga không chỉ gây ảnh hưởng đến thị trường năng lượng thế giới, thậm chí sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của châu Âu.

Từ trước đến nay, vũ khí năng lượng luôn là "vương bài" trong chính sách đối ngoại của Nga. Khi ứng phó với sự trừng phạt của Mỹ, con bài năng lượng sẽ trở thành "đòn sát thủ".

Mỹ mặc dù muốn thông qua khai thác khí nham thạch để giảm sự lệ thuộc của EU đối với năng lượng, nhưng trong ngắn hạn vẫn khó có thể thấy có hiệu quả. Trái lại Nga luôn củng cố vị thế bá chủ năng lượng của mình.

Tổng thống Nga Putin từng nhiều lần nhấn mạnh, phải khôi phục điều chỉnh năng lượng, phải tái quốc hữu hóa ngành năng lượng, công nghiệp quân sự, thu lại quyền lực được nới lỏng thời đại Yeltsin trong những lĩnh vực này, đồng thời còn cử một đội ngũ quan chức cấp cao đến các công ty này kiêm nhiệm chức vụ để hoàn toàn kiểm soát sự vận hành của chúng.

Người dân thân Nga tiến hành biểu tình quy mô lớn ở miền đông Ukraine vào ngày 28 tháng 4 năm 2014
Người dân thân Nga tiến hành biểu tình quy mô lớn ở miền đông Ukraine vào ngày 28 tháng 4 năm 2014

Nếu Âu-Mỹ trừng phạt Nga, Nga sẽ sử dụng "vũ khí năng lượng" để báo thù, EU trong ngắn hạn rất khó tìm được phương án cung ứng năng lượng mới để bù đắp, trừng phạt Nga rất có thể là tự mình "ăn quả đắng".

Ngoài ra, kinh tế Mỹ có thể hồi phục, một nguyên nhân chủ yếu là giá năng lượng rẻ. Nga là một trong những nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 13% cung cấp dầu mỏ toàn cầu, bất cứ biện pháp hạn chế xuất khẩu dầu mỏ nào đều có thể làm tăng giá dầu thế giới, từ đó ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.

Đông Bình