Châu Âu đang cung cấp nguyên liệu cho sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc sau khi phê duyệt các hợp đồng chuyển giao vũ khí và công nghệ nhiều triệu đô la cho quốc gia này bất chấp lệnh cấm vận vũ khí sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, AFP tiết lộ hôm 30/4.
|
Trực thăng bay trên tàu Lạc Dương, lớp Jiangwei II của Hải quân Trung Quốc. |
Trung Quốc hiện là quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ 2 trên thế giới và là thị trường quân sự phát triển nhanh nhất sau khi Bắc Kinh năm ngoái đã dành 132 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng và vừa công bố sẽ tăng chi tiêu quân sự lên 12,2% trong năm 2014.
Tuy nhiên, Trung Quốc còn phải mất một thời gian dài nữa Trung Quốc mới đuổi kịp Mỹ về chi tiêu ngân sách quốc phòng và thay đổi thế cân bằng quân sự với Mỹ, Jonathan Holslag thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Brussels nói với tờ Stars and Stripes nhận định.
Nhưng trên thực tế, đó không phải là mối quan tâm duy nhất. Mặc dù nhiều nước phương Tây thận trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng châu Âu dường như đã không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của hàng tỷ đô la từ Bắc Kinh.
"Nếu không có công nghệ châu Âu, Hải quân Trung Quốc sẽ không thể di chuyển", Andrei Chang - Biên tập viên của Quan sát quốc phòng châu Á Kanwa có trụ sở tại Hong Kong, nói với AFP.
|
Ảnh Reuters |
Theo ông, vai trò xuất khẩu công nghệ quân sự của châu Âu trong quân đội Trung Quốc là không thể phủ nhận. Máy bay trực thăng Trung Quốc do Pháp thiết kế đang giúp củng cố sức mạnh của lực lượng không quân nước này;
động cơ phản lực của Anh giúp máy bay ném bom và chiến đấu, chống tàu của Trung Quốc hoạt động được; động cơ Đức và Pháp giúp cho các tàu Hải quân Trung Quốc có thể di chuyển.
EU đã xuất khẩu ký giấy phép xuất khẩu thiết bị trị giá 3 tỷ euro cho Trung Quốc trong năm 2012, báo cáo thương mại hàng năm của EU tiết lộ.
Các tài liệu gần đây nhất cho biết, EU đã xuất khẩu quân sự với tổng giá trị hơn 173 triệu euro cho Trung Quốc trong năm 2012, trong đó 80% đến từ Pháp. Một báo cáo của Quốc hội Pháp cũng thừa nhận rằng nước này đã cung cấp cho Trung Quốc 104 triệu euro vũ khí.
Liên minh châu Âu đã áp lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Tuy nhiên, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), ước tính rằng Pháp, Anh và Đức chiếm 18% lượng vũ khí nhập khẩu của Trung Quốc, còn Nga là đối tác lớn nhất của Bắc Kinh.
Đối với các nước phương Tây, xuất khẩu vũ khí có thể ảnh hưởng tới an ninh của các đồng minh của họ. Tháng 1/2013, căng thẳng gia tăng khi một tàu khu trục Trung Quốc chĩa radar hỏa lực về một tàu khu trục của lực lượng bảo vệ bờ biển và một máy bay của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku.
|
Ảnh Reuters |
Các chuyên gia quân sự cho biết, con tàu Trung Quốc sử dụng động cơ diesel sản xuất bởi công ty MTU của Đức. Theo tiết lộ của công ty Đức, họ đã được cấp phép xuất khẩu 250 động cơ cho Hải quân Trung Quốc.
Trong chuyến công du tới Paris hồi tháng 3 của Chủ tịch Tập Cận Bình, Airbus đã ký thỏa thuận bán 1000 rotorcraft thế hệ mới EC175/AC352 cho Avicopter của Trung Quốc - đơn vị kinh doanh máy bay trực thăng của Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC).
Theo Chang: "Trung Quốc đã sử dụng danh nghĩa của người dân để mua động cơ máy bay trực thăng của Pháp và họ chuyển những công cụ này vào máy bay trực thăng quân sự. Một khi họ bắt chước được cách thiết kế EC175 kích thước trung bình, họ sẽ biết các thiết kế trực thăng vận tải quân sự cỡ trung".
Trong khi đó, hợp đồng 18 triệu euro của Hà Lan đã giúp Trung Quốc xây dựng được tàu chiến hoặc một số bộ phận của chúng. Trung Quốc đã chế tạo máy máy do thám mới nhất trên nền tảng một chiếc máy bay cảnh báo sớm mua lại của Anh.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước đó cho rằng báo cáo về việc quân đội nước này phụ thuộc vào công nghệ vũ khí nước ngoài là phóng đại. Phản ứng trước thông tin trên do AFP công bố, Bộ này cho rằng chúng được thực hiện nhằm "bôi xấu danh tiếng của chúng tôi"./.
Nguyễn Hường.