CNN: Tại sao NATO là cái gai trong mắt Nga?

01/05/2014 16:21
Nguyễn Hường
(GDVN) - Lập trường lặp đi lặp lại của Nga là sau khi nước Đức thống nhất, NATO phải thực hiện lời hứa sẽ không bao giờ mở rộng biên giới về phía Đông.
Trong một cuộc gọi điện đàm hôm thứ Hai giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel, ông Shoigu mô tả hoạt động của quân đội Mỹ và NATO gần biên giới của Nga là "chưa từng có."

Theo tuyên bố chính thức của Nga, Bộ trưởng Hagel đã đảm bảo rằng liên minh không có ý định "khiêu khích hoặc bành trướng", và Nga nên biết điều này. 

Tuy nhiên theo CNN, bảo đảm của NATO dường như không được Moscow tin tưởng. Nỗi lo ngại phương Tây dấn sâu sự hiện diện của họ ở biên giới Nga rất sâu sắc và dường như đã tấn công vào trung tâm của ý thức hệ Moscow về an ninh quốc gia như một di tích của Chiến tranh Lạnh đã thấm sâu vào các thế hệ hậu Xô Viết.
Sau khi tiếp quản của Crimea, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cáo buộc Nga hành xử theo kiểu của thế kỷ 19 giữa thế kỷ 21. Nga và NATO chưa từng tìm thấy một sự thỏa hiệp. Lập trường lặp đi lặp lại của Nga là sau khi nước Đức thống nhất, NATO phải thực hiện lời hứa sẽ không bao giờ mở rộng biên giới về phía Đông. 
Tuy nhiên, NATO nói rằng điều này không đúng sự thật. "Không có cam kết như vậy đã được thực hiện, và không có bằng chứng rằng các yêu cầu của Nga đã từng được chấp thuận", NATO tuyên bố hồi tháng 4 trong đó cáo buộc Nga gây ra căng thẳng kỷ lục trong quan hệ song phương.

NATO cho biết họ đã cố gắng hết sức để biến Nga thành một "đối tác đặc quyền." Nó đã làm việc cùng với Nga về một loạt các vấn đề từ chống khủng bố và chống ma túy đến cứu hộ tàu ngầm và lập kế hoạch khẩn cấp. NATO nói rằng lập luận chống NATO của Nga là một nỗ lực để "đánh lạc hướng sự chú ý đối với những hành động của mình" ở Ukraine.  

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen
"Từ phía Nga, sự hợp tác NATO-Nga chỉ là một sự ngụy trang", Vladimir Batyuk thuộc Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada nói. "Sau Chiến tranh Lạnh, Nga đã cố gắng nhiều lần để trở thành thành viên, nhưng người Mỹ luôn nói điều đó không bao giờ xảy ra", ông nói sau khi trích dẫn lời Lord Ismay, Tổng thư ký đầu tiên của NATO cho biết. 
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tại chương trình đối thoại trực tiếp với nhân dân thường niên hôm 17/4 vừa qua rằng lý do ông quyết định sáp nhập Crimea là để bảo vệ Sevastopol, mái nhà của Hạm đội Biển Đen không bao giờ rơi vào tay của NATO.
Thủ tướng Chính phủ Ukraine Arseniy Yetsenyuk cho biết, gia nhập NATO không phải là một ưu tiên của Ukraine, nhưng họ cũng không loại trừ khả năng này. Điều này được Tổng thống Putin lưu ý đặc biệt.
"Kể từ khi Yanukovych trốn khỏi đất nước và một chính phủ thân phương Tây lên nắm quyền, khiến Putin không thể ngừng suy nghĩ về điều đó", Masha Lipman từ Trung tâm Carnegie tại Moscow phân tích. "Vì vậy, đối với ông, cần phải ngăn chặn Ukraine rơi vào quỹ đạo phương Tây".
Theo Lipman, việc Mỹ điều 600 binh sĩ đến các nước Baltic và Ba Lan cho tham gia tập trận giống như một sự sỉ nhục đối với nước Nga. Đó cũng là lý do khiến các cáo buộc cho rằng Nga đang tuyên truyền gây mất lòng tin đối với NATO là sai trái. 
Batyuk cho rằng Chiến tranh Lạnh đã góp phần làm tăng sự nghi ngờ của Nga đối với chính sách của phương Tây nói chung và NATO nói riêng.  Đó là một trong những lý do khiến ông Putin đẩy nhanh việc sáp nhập Crimea như một cách đấu tranh cho quyền lợi của nước Nga hậu Xô Viết. 
Nguyễn Hường