Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 8 tháng 5 đăng bài viết của Hàn Húc Đông, nhà nghiên cứu Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Bài viết cho rằng, gần đây, chính quyền Shinzo Abe Nhật Bản một mặt nhấn mạnh mối đe dọa ở chuỗi đảo tây nam của họ không ngừng tăng lên, mặt khác muốn tăng cường binh lực ở đảo Yonaguni, xây trạm radar, đồng thời chuẩn bị nghiên cứu phát triển tàu hộ vệ đa năng.
Theo luận điêụ bài báo, đây là một chiêu để tiến hành đợt bày binh bố trận mới. Bài báo này khuyên "Trung Quốc phải cảnh giác và ứng phó nghiêm túc với vấn đề này".
Bài báo cho rằng, hiện nay, chính quyền Shinzo Abe đang tìm cách thoát khỏi ràng buộc triển khai phòng thủ truyền thống, từ trạng thái phòng thủ chuyển sang trạng thái tấn công.
Cùng với trọng tâm chiến lược của Mỹ chuyển tới châu Á-Thái Bình Dương và tham vọng độc lập can dự vào các vấn đề xung quanh của Nhật Bản tăng cường, chính phủ Nhật Bản sẽ chuyển trọng tâm triển khai chiến lược binh lực từ hướng tây chuyển sang hướng tây nam để hỗ trợ cho lập trường trong vấn đề đảo Senkaku của họ.
Tàu tuần tra cỡ lớn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản |
Hiện nay, chính quyền của ông Shinzo Abe không ngừng mở rộng triển khai lực lượng mới thành lập và binh chủng có khả năng tấn công ở chuỗi đảo tây nam, đồng thời cung cấp lực lượng hỗ trợ cho tiến công.
Chẳng hạn, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đang thành lập phi đội máy bay cảnh báo sớm ở căn cứ Naha, Okinawa, có tác dụng bảo đảm tấn công rất mạnh.
Điều này xung đã phản ánh, một khu khu vực châu Á-Thái Bình Dương "có sự', Nhật Bản rất có khả năng điều quân can thiệp. Đồng thời, chính quyền Shinzo Abe còn nhấn mạnh, chuỗi đảo tây nam đối mặt với mối đe dọa ngày càng lớn, qua đây, xóa bỏ trở ngại (phản đối) từ người dân địa phương.
Lần này, Nhật Bản muốn nghiên cứu phát triển tàu hộ vệ cỡ nhỏ đa năng, thực ra là triệt để xóa bỏ "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí". Trên thực tế, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có kế hoạch, có sách lược trong việc áp dụng các biện pháp để không ngừng xóa bỏ "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí":
Một là "vu hồi" xuất khẩu, Nhật Bản thông qua Mỹ bán vũ khí trang bị do hai nước nghiên cứu phát triển cho nước thứ ba. Hai là xuất khẩu linh kiện vũ khí. Ba là bí mật xuất khẩu vũ khí, năm 2006 Nhật Bản đã xuất khẩu tàu tuần tra cho Indonesia.
Thủy phi cơ US-2 Nhật Bản |
Bốn là xuất khẩu công nghệ, tháng 4 năm 2014, Nhật Bản-Australia đã đạt được thỏa thuận về việc triển khai nghiên cứu chung công nghệ tàu ngầm. Cách làm này của chính quyền Shinzo Abe cũng là một biểu hiện bên ngoài từng bước chuyển từ tính phòng thủ sang tính tấn công.
Trong khi đó, loại tàu hộ vệ cỡ nhỏ đa năng của Nhật Bản nói trên một khi xuất khẩu ra nước ngoài, Nhật Bản cũng đã thực sự chọc thủng "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí".
Tàu hộ vệ vốn là một loại tàu chiến mặt nước hạng nhẹ với các vũ khí chính là tên lửa, pháo, bom phá tàu ngầm và ngư lôi chống tàu ngầm. Loại tàu hộ vệ này nếu được triển khai ở chuỗi đảo tây nam, nhất là trên hướng áp sát đảo Yonaguni, thì thế tấn công của lực lượng trên biển Nhật Bản sẽ tiếp tục nổi bật.
Khả năng "thế" này hình thành "lực" đang tăng lên. Cùng với khả năng xung đột vũ lực giữa Trung-Nhật tăng lớn, loại tàu hộ vệ này rất có thể làm công cụ để thách thức Trung Quốc trên biển.
Tàu hộ vệ Nhật Bản |