Tàu tuần tra đa năng CSB 8001 Type DN 2000 của Cảnh sát biển Việt Nam, mua của Hà Lan |
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc - Cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 13 tháng 5 có bài viết cho rằng, trong "tranh chấp biển" (bảo vệ chủ quyền biển đảo) gần đây, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, vốn ít được biết tới trước đây, nay được dư luận đặc biệt quan tâm.
Ngoài những tàu cỡ nhỏ thường xuyên chấp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (báo Trung Quốc xuyên tạc, vu cáo trắng trợn là thường xuyên quấy rối nước khác), những năm gần đây, Việt Nam đầu tư vốn lớn, đã xây dựng được đội tàu chấp pháp cảnh sát biển có quy mô.
Bài báo cho rằng, điều cần đặc biệt "cảnh giác" là, tàu cảnh sát biển Việt Nam phổ biến trang bị các vũ khí như hỏa pháo hoặc súng máy cỡ lớn. Thực chất đây là những công cụ cần có để lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam thực thi các nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, bảo vệ ngư dân.
Trong khi đó, tàu hải giám, kiểm ngư của Trung Quốc thực sự là những tàu quân sự trá hình, chúng được chế tạo, cải tạo từ tàu chiến cũ của Hải quân Trung Quốc. Các lực lượng này của Trung Quốc thường xuyên gây ra các vụ việc căng thẳng, xâm phạm vùng biển của các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines.
Theo bài báo, Cảnh sát biển Việt Nam được thành lập vào năm 1998, nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra trên biển, tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển, tấn công buôn lậu bất hợp pháp, chức trách tương tự như lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ. Năm 2013, Việt Nam đổi tên Cục cảnh sát biển thành Bộ tư lệnh Cảnh sát biển.
Kích cỡ tàu cảnh sát biển Việt Nam |
Hiện nay, tàu cảnh sát biển lớn nhất của Việt Nam là CSB 8001, lượng giãn nước đạt 2.100 tấn. Nó thuộc tàu tuần tra đa năng DN2000 do công ty Hà Lan thiết kế, áp dụng thiết kế bề ngoài tàng hình, trang bị 2 khẩu pháo 30 mm, 2 khẩu súng máy 14,5 mm và 4 vòi rồng.
Tàu cảnh sát biển này hạ thủy năm 2012, nghe nói được lắp "thiết bị tiên tiến trong khoang mà Việt Nam chưa từng có", Việt Nam cũng đã đặt mua một chiếc CSB 8002 khác cùng loại. Ngoài ra, Cảnh sát biển Việt Nam còn mua nhiều tàu chấp pháp lớp nghìn tấn từ các nước như Hà Lan, hiện đã cơ bản triển khai vào vị trí, cũng phổ biến trang bị pháo.
Ngoài ra, Cảnh sát biển Việt Nam còn có 3 máy bay tuần tra C-212 mua từ Tây Ban Nha.
Ba Lan cũng cung cấp hỗ trợ to lớn cho xây dựng của Cảnh sát biển Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam sẽ nhận được 10 máy bay tuần tra M28 do Ba Lan sản xuất, dưới sự giúp đỡ của huấn luyện viên Ba Lan, phi công Việt Nam tiến hành huấn luyện bí mật ở sân bay Bạch Mai, ngoại ô Hà Nội.
Tàu cảnh sát biển Việt Nam |
Những máy bay này lắp hệ thống theo dõi biển MSC-400 do công ty PIT Ba Lan nghiên cứu chế tạo mới nhất, có thể nâng cao có hiệu quả khả năng theo dõi, kiểm soát cho Cảnh sát biển Việt Nam đối với vùng biển có chiều sâu trên Biển Đông.
Đồng thời, Việt Nam còn đưa ra đề nghị với Nhật Bản, muốn dùng mô hình "viện trợ phát triển chính phủ" để có được 10 tàu tuần tra cũ mà không phải hoàn lại.
Tháng 4 năm 2014, Việt Nam còn tuyên bố chính thức thành lập lực lượng Kiểm ngư, nhưng không nói cụ thể về quy mô của lực lượng này. Được biết, ít nhất 2 tàu tuần tra DN 2000 sẽ bàn giao cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ bài báo của Trung Quốc, rõ ràng là các lực lượng chấp pháp như Cảnh sát biển, Kiểm ngư của Việt Nam đang không ngừng lớn mạnh, một trong những mục tiêu đầu tư là để chống cướp biển như Trung Quốc đang làm đối với Việt Nam hiện nay - đó là hạ đặt giàn khoan và cho tàu chiến, máy bay quân sự, các loại tàu khác xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển của Việt Nam.
Tàu cảnh sát biển Việt Nam |