Báo Nhật: Với quân TQ không cần đánh mà tự sẽ lâm vào đại bại

16/05/2014 09:04
Việt Dũng
(GDVN) - Lực lượng xâm lược sẽ bị bao vây và cô lập, bị vây đánh, không được tiếp tế, cuối cùng không thể chịu đựng được sẽ buộc phải đầu hàng.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tiến hành diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tiến hành diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)

Tạp chí "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 13 tháng 5 đăng bài viết của phó giáo sư nghiên cứu chiến lược James Holmes của Học viện chiến tranh hải quân Mỹ cho rằng, nếu Quân đội Trung Quốc chiếm một hoặc nhiều hòn đảo ở nhóm đảo Senkaku, đồng minh Mỹ-Nhật không cần thiết lập tức triển khai hành động đoạt lại.

Bởi vì, chiếm một hòn đảo hoàn toàn không có nghĩa sở hữu một hòn đảo. Nếu kẻ thù kiểm soát vùng biển và vùng trời xung quanh đảo, một lực lượng đổ bộ thành công sẽ phát hiện mình bị bao vây và cô lập. Sau đó, lực lượng đồn trú trên đảo sẽ bị vây đánh.

Khi thiếu các đồ thiết yếu như đồ ăn, nước uống thì lực lượng trên đảo rất khó đối phó với sự tấn công từ trên biển. Cuối cùng, mặc dù chưa có xung đột đẫm máu, lực lượng này cũng có thể bị chết đói.

Vào tuần trước, các quan chức ngoại giao hải quân của các nước như Nhật Bản, Australia và Mỹ hội tụ ở một căn phòng, đã thảo luận về những vấn đề có liên quan đến an ninh châu Á, trong đó vấn đề nếu Quân đội Trung Quốc chiếm một hoặc nhiều hòn đảo của nhóm đảo Senkaku, hai nước Mỹ-Nhật sẽ phản ứng như thế nào là vấn đề được các quan chức ngoại giao hải quân rất quan tâm.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)

Đối với vấn đề này, nhà nghiên cứu James Holmes cho rằng, trong tình hình này, hai nước Mỹ-Nhật không nên cấp bách tấn công đảo bị chiếm, mà cần đọc kỹ tác phẩm lớn lưu lại đời sau của nhà sử học Hy Lạp Thucydides. 

Trong quan niệm về bản chất chiến tranh và ngoại giao, Thucydides đã đi sâu tìm tòi nghiên cứu những khó khăn và nguy hiểm của chiến tranh trên đảo.

Phó giáo sư James Holmes cho rằng, một bài học kinh nghiệm mà Thucydides để lại cho mọi người là: chiếm một hòn đảo hoàn toàn không có nghĩa là sở hữu một hòn đảo. Nếu kẻ thù kiểm soát vùng biển và vùng trời xung quanh đảo, một lực lược đổ bộ thành công sẽ phát hiện mình bị bao vây và cô lập.

Mối liên hệ giữa quân chiếm đóng và phần lớn đội quân sẽ bị cắt đứt. Trong tình hình đó, kẻ thù sẽ triển khai tác chiến đổ bộ hiện đại tương tự với chiến tranh bao vây tấn công thời Trung cổ đối với quân chiếm đóng.

Bất cứ nhà sử học nào đều hiểu rất rõ, đối với bất cứ cứ điểm quan trọng pháo đài nào có thể qua được cuộc chiến bao vây tấn công một cách bình yên, thì thức ăn, nước uống đều là rất quan trọng. Bụng đói không thể tác chiến, không có thức ăn, đạn dược và các đồ dự trữ khác, dũng sĩ dũng cảm và thiện chiến nhất cũng sẽ trở nên yếu ớt.

Tàu chiến Nhật Bản tiến hành diễn tập đổ bộ đoạt đảo ở Mỹ (ảnh tư liệu)
Tàu chiến Nhật Bản tiến hành diễn tập đổ bộ đoạt đảo ở Mỹ (ảnh tư liệu)

Vì vậy, một lực lượng yếu ớt rất khó đối đầu với sự tấn công từ trên biển. Cuối cùng, mặc dù không có xung đột đẫm máu, lực lượng này cũng có khả năng bị chết đói.

Phó giáo sư James Holmes cho biết, lực lượng bộ binh trang bị hạng nặng Sparta nổi tiếng trong lịch sử đã từng phải nếm quả đắng này. Một lực lượng viễn chinh Athens từng đổ bộ lên Paros - nơi gần Sparta (một đô thị quan trọng quân sự của Hy Lạp cổ), đồng thời đã xây dựng một pháo đài ở đó, gây phiền phức ở sân sau của người Sparta.

Một trong những biện pháp đáp trả của Sparta chính là điều động một lực lượng đến đảo Sphacteria lân cận Paros, phong tỏa lực lượng Athens đóng ở Paros, làm cho họ không thể có được sự  hỗ trợ trên biển. Nhưng, hải quân Sparta lại không thể kiểm soát vùng biển xung quanh đảo Sphacteria.

Trong những ngày tháng đó, lực lượng Sparta đóng ở đảo Sphacteria chỉ có thể giết thời gian một cách nhàm chán. Do không thể kiểm soát vùng biển xung quanh, cho nên mỗi lần phát động tấn công từ đảo Sphacteria, lực lượng Sparta đều sẽ rất nhanh phát hiện mình bị lực lượng đổ bộ Athens tấn công. Cuối cùng, lực lượng Sparta buộc phải đầu hàng trước học giả Athens Thucydides.

Tên lửa đất đối hạm của Lục quân Nhật Bản triển khai ở căn cứ Naha, Okinawa trong một cuộc diễn tập
Tên lửa đất đối hạm của Lục quân Nhật Bản triển khai ở căn cứ Naha, Okinawa trong một cuộc diễn tập

Phó giáo sư James Holmes cho rằng, đối với đồng minh Mỹ-Nhật, bài học này có ý nghĩa tham khảo. Thông thường mọi người cho rằng, đồng minh Mỹ-Nhật sẽ điều lực lượng đoạt lại đảo Senkaku. Quả thật, đồng minh Mỹ-Nhật cần làm như vậy.

Nhưng, loại hành động đoạt lại này hoàn toàn không phải là lập tức triển khai. Kiểm soát một hòn đảo cần phải chi phí cao, hơn nữa rất vô vị. Tại sao không tránh mũi nhọn của không quân và hải quân Trung Quốc, làm cho họ tự suy yếu?

Phó giáo sư Holmes chỉ ra, Mỹ chiếm vị thế chủ đạo trên biển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng minh Mỹ-Nhật cần giỏi sử dụng thêm loại ưu thế này.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Nhật Bản
Việt Dũng