Tờ “Thời báo Trung Hoa” Đài Loan ngày 18 tháng 5 cho rằng, tranh chấp Biển Đông tiếp tục nóng lên, giữa các nước đang liên tiếp hành động.
Được biết, ngày 16/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình thông báo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đến Philippines từ ngày 21 đến 23/5, theo lời mời của Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Chủ tịch diễn đàn kinh tế thế giới Klaus Schwab.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến sẽ gặp Tổng thống Aquino và một số nhà lãnh đạo cấp cao khác của Philippines.
Hai nhà lãnh đạo hôm 11/5 vừa cùng tham dự hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar. Hội nghị ASEAN 24 kết thúc với việc ra Tuyên bố chung Naypytaw, trong đó kêu gọi các bên sử dụng biện pháp hòa bình và không làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, đồng thời cần sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Chính trị gia Walden Bello |
Theo thông tin trên truyền thông, phó phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines Abigail Valte ngày 17 tháng 5 cho biết, tuần tới, Manila sẽ rất bận rộn, ngoài việc đứng ra tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh Đông Á của Diễn đàn kinh tế thế giới”, sẽ còn tiếp lãnh đạo cao cấp của Việt Nam và Tổng thống Indonesia Yudhoyono.
“Thời báo Trung Hoa” nhận định rằng: "Tổng thống Philippines Aquino phải chăng sẽ trao đổi vấn đề Biển Đông với lãnh đạo Việt Nam? Abigail Valte cho biết, “rất có thể, bởi vì đây cũng là vấn đề hiện nay của Việt Nam”.
Hạ nghị sĩ Walden Bello thuộc đảng Hành động công dân Philippines nói thẳng rằng, trong tình hình Biển Đông hiện nay, Philippines và Việt Nam đã trở thành “đồng minh tự nhiên”.
Trong thời điểm quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines trở nên căng thẳng vì vấn đề Biển Đông, các đồng minh châu Á không ngừng gây sức ép với Mỹ, thúc giục Mỹ “lựa chọn đứng về một bên” trong tranh chấp.
Hãng Reuters đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng trước mới cam kết với các đồng minh châu Á, sẽ hỗ trợ cho các đồng minh đối phó với Trung Quốc trỗi dậy, nhưng sau khi Trung Quốc có hành động cứng rắn nhất trong vài năm qua, hạ đặt (trái phép) giàn khoan HD-981 ở “vùng biển tranh chấp” (thực chất là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam), rất nhiều quốc gia châu Á đều hỏi: “Washington ở đâu?”.
Bài báo dẫn lời quan chức thâm niên Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, Philippines luôn thúc giục Mỹ thay đổi chính sách, lựa chọn đứng về một bên trong xung đột khu vực. Philippines hy vọng nhìn thấy Mỹ có hành động mạnh hơn để phù hợp với tuyên bố của Tổng thống Mỹ B. Obama khi đến thăm Philippines trong thời gian gần đây.
Cuối tháng 4 năm 2014, Mỹ-Philippines ký kết thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng |