Tàu ngầm thông thường lớp Scorpene do Pháp chế tạo (ảnh minh họa) |
Hiện nay, Brazil đang chế tạo 5 tàu ngầm hạt nhân, dùng cho nhiệm vụ tuần tra tuyến bờ biển rộng lớn của họ. Mỏ dầu biển gần của nước này sẽ giúp cho Brazil trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất toàn cầu.
Quan chức hải quân Brazil Gilberto cho biết, chương trình tàu ngầm mới của nước này trị giá khoảng 10 tỷ USD, dùng để bảo vệ mỏ dầu vùng biển gần. Ông còn cho biết: "Tàu ngầm hạt nhân là vũ khí mạnh nhất để răn đe (kẻ thù).
Trách nhiệm của chúng tôi là sở hữu lực lượng vũ trang mạnh, không để phát động chiến tranh, mà là tránh chiến tranh. Vì vậy không ai có thể có ý đồ cướp tài sản dưới nước của chúng tôi".
Những tàu ngầm hạt nhân này dùng để thay thế 5 tàu ngầm thông thường cũ của Brazil. Hải quân Brazil, công ty xây dựng Odebrecht của Brazil và công ty quốc phòng nhà nước DCNS Pháp hợp tác đầu tư chương trình này.
Năm 2008, Brazil và Pháp ký kết thỏa thuận chương trình này, khi Brazil xây dựng công nghiệp tàu ngầm của mình, công ty DCNS sẽ cung cấp tài liệu chế tạo và đào tạo cho họ.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Rubis Pháp (ảnh minh họa) |
Trước đó, tờ “Hoàn Cầu” ngày 18 tháng 2 cũng dẫn nguồn tin cho biết, theo quan chức chương trình phát triển tàu ngầm của Brazil, đến năm 2023 Brazil sẽ sở hữu chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên.
Ngoài tàu ngầm hạt nhân, trong kế hoạch phát triển tàu ngầm của mình, Brazil còn chế tạo 4 tàu ngầm diesel-điện thông thường (lớp Scorpene), xây dựng một căn cứ tàu ngầm hải quân mới và một nhà máy đóng tàu ở Rio De Janeiro, đối tác hỗ trợ công nghệ và tham gia quan trọng của kế hoạch này là Pháp.
Theo bài báo, mục đích chính phát triển lực lượng tàu ngầm của Brazil là bảo vệ tài nguyên dầu khí phong phú trên biển của họ và tiến hành răn đe đầy đủ đối với các mối đe dọa tiềm tàng.
Trong khi đó, có chuyên gia phân tích cho rằng, việc thực hiện kế hoạch này không tách rời mục tiêu củng cố cường quốc quân sự số 1 ở khu vực Nam Mỹ, thậm chí Mỹ Latinh của họ.
Bài báo cho hay, để tăng cường chuyển hóa thành khả năng tự nghiên cứu phát triển, Brazil có kế hoạch cho giới nghiên cứu và công nghiệp của họ tăng cường tham gia vào kế hoạch phát triển tàu ngầm này, tìm cách “tiêu hóa” công nghệ tàu ngầm.
Tàu ngầm thông thường lớp Scorpene do Pháp chế tạo (ảnh minh họa) |
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” trong tháng 2 cũng có bài viết cho hay, công ty DCNS Pháp đã được Brazil ủy thác xây dựng công trình tích hợp bờ biển cho hệ thống chiến đấu của tàu ngầm thông thường thế hệ mới (SSKs) của Brazil.
Công trình này xây dựng ở Toulon, Pháp, tiến hành thử nghiệm hệ thống chiến đấu tàu ngầm trước khi lắp ráp. Hệ thống chiến đấu là hệ thống “trung khu thần kinh” của tàu ngầm, dùng để phân tích khu vực tác chiến và triển khai, phối hợp các hệ thống vũ khí trên tàu.
Theo thỏa thuận chuyển nhượng công nghệ, trong 2 năm tới, công ty DCNS và đơn vị của hải quân Brazil sẽ huấn luyện sĩ quan và thủy thủ thử nghiệm hệ thống chiến đấu của tàu ngầm lớp Scorpene Brazil. Khi đó, tất cả hệ thống chiến đấu trên tàu đều sẽ được làm rõ.
Dự kiến, cuối năm 2015, sẽ có khoảng 20 quân nhân Brazil tiếp nhận đào tạo kiến thức tổng hợp và thiết kế hệ thống chiến đấu tàu ngầm. Căn cứ vào thỏa thuận chuyển nhượng công nghệ, hải quân Brazil sẽ được tăng cường rõ rệt trong lĩnh vực chuyên nghiệp này.
Tàu ngầm AIP lớp U212A của Hải quân Đức, phiên bản xuất khẩu là U214 (ảnh minh họa) |
Một khi hệ thống chiến đấu được tiến hành thử nghiệm hoàn tất ở Pháp, mô đun kỹ thuật của nó sẽ được chuyển tới nhà máy đóng tàu Itaguai ở khu vực lân cận Rio De Janeiro, sau đó tích hợp với tàu ngầm.
Theo bài báo, 4 tàu ngầm lớp Scorpene sẽ giúp cho hải quân Brazil bảo vệ và phòng thủ tuyến đường bờ biển dài 8.500 km của họ, có thể dùng để đáp trả tàu nổi, tác chiến săn ngầm, tác chiến đặc biệt và thu thập tin tức tình báo.
Như vậy, Brazil tin tưởng vào công nghệ Pháp và chi tiền khổng lồ để được chuyển nhượng công nghệ chế tạo cả tàu ngầm thông thường và hạt nhân, bảo vệ lợi ích của họ ở vùng biển của mình.