Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp Chuẩn đô đốc Gilles Couturier, Cục trưởng Cục Chính sách An ninh quốc tế, Bộ Quốc phòng Ca-na-đa. |
Việt Nam-Canada cam kết mở rộng quan hệ công nghiệp quốc phòng
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 9 tháng 6 dẫn mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc đưa tin, trong thời gian hội nghị tại Hà Nội giữa Bộ Quốc phòng hai nước, Canada và Việt Nam cam kết mở rộng quan hệ công nghiệp quốc phòng hai nước.
Bài báo dẫn "tuyên bố" ngày 5 tháng 6 của chính phủ Việt Nam cho biết, Việt Nam tìm cách trở thành "đối tác tương lai" của Canada trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, nhằm mở rộng quan hệ song phương giữa hai nước. Hai bên đều đã thể hiện tìm kiếm tiềm năng tiếp tục hợp tác phát triển trên phương diện hoạt động tìm kiếm cứu nạn và diễn tập quân sự.
Tờ "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 6 tháng 6 cũng đưa tin, quan chức Bộ Quốc phòng hai nước Canada và Việt Nam đã tổ chức gặp gỡ tại Hà Nội và cam kết sẽ mở rộng hợp tác giữa hai nước trong đó có công nghiệp quốc phòng.
Theo bài báo, Tuyên bố ngày 5 tháng 6 của Chính phủ Việt Nam cho biết, Việt Nam và Canada đang mở rộng quan hệ song phương, đồng thời tìm kiếm xây dựng "quan hệ đối tác hợp tác tương lai" trên phương diện công nghiệp quốc phòng; hai bên còn nhấn mạnh có khả năng tiến hành hợp tác chặt chẽ hơn trên phương diện tìm kiếm cứu nạn và huấn luyện, diễn tập quân sự.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp Chuẩn đô đốc Gilles Couturier, Cục trưởng Cục Chính sách An ninh quốc tế, Bộ Quốc phòng Ca-na-đa |
Hội nghị này được tổ chức tại Hà Nội, do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh chủ trì, đồng thời đã tiến hành thảo luận chính sách an ninh quốc tế với chuẩn đô đốc Gi-lê Cu-tu-ri-ê (Gilles Couturier), Cục trưởng Cục chính sách an ninh quốc tế – Bộ Quốc phòng Canada.
Được biết, vừa qua Canada đã ra tuyên bố ủng hộ lập trường quan điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông, ủng hộ những giải pháp giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế của Việt Nam trước sự việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Những năm gần đây, Canada luôn là người được lợi từ chính sách đa dạng hóa kênh nhập khẩu vũ khí trang bị của Việt Nam, chiến lược này là để giảm sự lệ thuộc vào nhà cung ứng truyền thống Nga, đồng thời được đưa ra trong tình hình, bối cảnh nâng cao vị thế chiến lược.
Ngoài ra, Việt Nam cũng coi chính sách nêu trên là một trong những biện pháp quan trọng để thông qua chuyển nhượng công nghệ và kỹ thuật chuyên nghiệp có liên quan, nỗ lực nâng cao năng lực công nghiệp quốc phòng của mình.
Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 của Hải quân Việt Nam, mua của Canada |
Năm 2010, Hải quân nhân dân Việt Nam (Vietnam People"s Navy, VPA) đã đặt mua 6 thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 của tập đoàn Viking Air Canada. Hải quân Việt Nam vào tháng 4 năm 2014 đã nhận được chiếc thứ ba, dùng cho một loạt nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ vận chuyển, tiếp tế, theo dõi trên biển và tìm kiếm cứu nạn ở khu vực duyên hải trên cả nước.
Theo hãng AFP Pháp, Việt Nam đang nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ biển, những thủy phi cơ DHC-6 của Canada được thiết kế đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển.
Canada giúp Philippines tăng cường quốc phòng
Trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các hành động khiêu khích, xâm lấn trên Biển Đông hiện nay, Canada cũng bày tỏ sẵn sàng giúp Philippines nâng cấp quốc phòng.
Tờ PhilStar ngày 5 tháng 6 cho biết, mong muốn củng cố quan hệ quốc phòng với Philippines là một phần trong các nỗ lực của Canada nhằm tăng cường hợp tác với các đối tác tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 của Hải quân Việt Nam, mua của Canada |
Theo bài báo, từ ngày 2 đến ngày 3 tháng 6, Tổng tham mưu trưởng quân đội Canada Tom Lawson đã đến thăm Philippines, cho biết Canada sẵn sàng tăng cường hợp tác quốc phòng với Manila, hỗ trợ Philippines đào tạo cán bộ và hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự.
Tướng Lawson cho hay: “Chuyến thăm này tạo ra một cơ hội tuyệt vời để trao đổi thông tin, tăng cường quan hệ quốc phòng và đối thoại giữa Canada với Philippines. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ quốc phòng và tăng cường hợp tác với các đối tác của Canada trong đó có Philippines ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Trong 2 ngày ở thăm Philippines, tướng Lawson đã tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin và Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Philippines (AFP), tướng Emmanuel Bautista, hai bên đã thảo luận về quan hệ an ninh song phương. Tướng Lawson đã đề cập đến vai trò của Canada ở khu vực tại Đại học Quốc phòng Philippines.
Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 của Hải quân Việt Nam, mua của Canada |
Đại sứ Canada tại Philippines, ông Neil Reeder cho biết: “Chuyến thăm này phản ánh Canada muốn xây dựng mối quan hệ quốc phòng hiệu quả với Philippines. Canada hy vọng sẽ nhanh chóng mở rộng quan hệ hợp tác đào tạo quốc phòng với Các lực lượng vũ trang Philippines sau khi ký kết biên bản ghi nhớ song phương để hỗ trợ Manila xây dựng năng lực AFP, tăng cường hoạt động hỗ trợ hòa bình và thúc đẩy khả năng tương tác”.
Ngoài hợp tác quốc phòng, Canada còn cam kết giúp Philippines tăng cường khả năng phòng thủ. Tháng 3 năm 2014, hai nước ký kết hợp đồng cung cấp 8 máy bay trực thăng Bell 421EP cho Philippines trị giá 105 triệu USD.
Loại máy bay chiến đấu này có tính năng ưu việt, có khả năng hỗ trợ tấn công, thích nghi với mọi nhiệm vụ, có thể mang theo 14 hành khách và một phi hành đoàn. Công việc bàn giao sẽ bắt đầu vào tháng 8 năm 2015 và hoàn thành vào năm 2017.
Trước đó, tờ “Jane's Defense Weekly” Anh trong tháng 1 năm 2014 cũng cho biết, công ty dịch vụ máy bay Rice Mỹ và công ty máy bay trực thăng Eagle Canada cùng trúng thầu hợp đồng mua 21 máy bay trực thăng quân sự UH-1 Huey sau khi được tân trang của không quân Philippines, trị giá 30 triệu USD.
Hai công ty này giành được hợp đồng này vào ngày 22 tháng 12 năm 2013. Những máy bay này được Philippines dùng để “tìm kiếm cứu nạn và các mục đích khác”.
Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 của Hải quân Việt Nam, mua của Canada |