Báo TQ ca ngợi khả năng của đặc công Việt Nam để dễ bề vu vạ?

13/06/2014 07:38
Đông Bình
(GDVN) - Báo Trung Quốc có bài viết phân tích chi tiết về lực lượng lượng người nhái Việt Nam, tỏ ra lo ngại và đang tìm cách ứng phó, đã tập trận với Nga.

Đặc công Việt Nam luyện tập

Mạng quân sự sina Trung Quốc dẫn tờ "Tuần san Phương Đông Liêu Vọng" tiếng Trung ngày 9 tháng 6 có bài viết cho rằng, trong một cuộc họp báo gần đây liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Phó vụ trưởng Vụ biên giới và đại dương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương cho rằng, tàu công vụ Trung Quốc đã phát hiện người nhái do Việt Nam thả ở khu vực cách tàu Trung Quốc 5 m.

Đặc công nước Việt Nam
Đặc công nước Việt Nam

Tuy nhiên, đây là thông báo dựng chuyện với ý đồ và mục đích xấu, nhằm vu vạ để Trung Quốc dễ bề ra tay hành động

Người nhái Việt Nam (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Người nhái Việt Nam (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Theo bài báo, trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam có lực lượng người nhái hầu như có thực lực mạnh nhất. Đặc biệt là phân đội người nhái ưu tú của trung đoàn đột kích 126 Việt Nam, mỗi thành viên đều có thể lặn sâu 50 m khi bơi có thể mang nặng tới 500 kg, "im hơi lặng tiếng" hơn 24 giờ, hoặc ẩn náu trong đất cát ở khu vực rộng lớn mà không bị phát hiện.

Theo bài báo, khảo sát sự phát triển và vị thế của lực lượng người nhái Việt Nam, cũng có thể hiểu sự quan tâm và đầu tư của Việt Nam đối với quyền lợi biển.

Ngay từ trong chiến tranh Việt Nam, Việt Nam đã rất coi trọng tác chiến đặc biệt dưới nước, lực lượng du kích của miền bắc và miền nam Việt Nam đều có "công binh trên biển" (lặn).

Phân đội công binh trên biển có 3 cấp tiểu đoàn, đại đội và trung đội, lĩnh vực nhiệm vụ gồm tất cả các vùng biển, như biển cả, cửa sông, kênh mương và sông v.v..., mục đích là ngăn cản quân đội Mỹ sử dụng đường thủy.

Đối tượng tấn công của những lực lượng này gồm có tàu chiến, cầu, bến sông và các mục tiêu ven bờ khác như căn cứ quân sự nổi, căn cứ bờ biển/bờ sông, trạm phát điện của địch.

Đặc công Việt Nam luyện tập
Đặc công Việt Nam luyện tập

Một trong những lực lượng nòng cốt của lực lượng công binh trên biển chính là người nhái. Họ sử dụng nhiều loại thủ đoạn nghiệp vụ để tấn công tàu thuyền, 3 loại phương thức người nhái thường dùng nhất là mang ống thông khí lặn xuống nước, đáp thuyền nhỏ, sử dụng thiết bị thở dưới nước độc lập; phương thức tấn công gồm có phục kích dưới nước, đặt chất nổ, phá hủy cầu.

Ngày 1 tháng 5 năm 1964, 6 người nhái Bắc Việt lẻn vào bến tàu, dùng thuỷ lôi từ tính đã làm nổ khoang động cơ của tàu sân bay Card của quân đội Mỹ.

Sau 20 phút, chiếc tàu khổng lồ lớp 15.000 tấn này bị chìm. Trong toàn bộ chiến tranh Việt Nam, lực lượng công binh Việt Nam tổng cộng đánh chìm gần 1.000 tàu của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.

Đây được cho là máy phóng lựu tự động chống người nhái DP-65 cỡ 55 mm được trang bị cho tàu chiến của Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Đây được cho là máy phóng lựu tự động chống người nhái DP-65 cỡ 55 mm được trang bị cho tàu chiến của Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Cũng có quan điểm cho rằng, để ứng phó với người nhái, quân đội Mỹ đã huấn luyện một lực lượng "cá heo" riêng và đã hạ sát được “vài chục người”.

Năm 1969, Việt Nam đã thành lập "trung đoàn công binh hải quân 126", đơn vị này được gọi là tiền thân của lực lượng người nhái Việt Nam sau này. Sau chiến tranh Việt Nam, lực lượng này lại tham gia tiếp nhận quần đảo Trường Sa và mở rộng biên chế thành lữ đoàn đánh bộ 126.

Mặc dù đơn vị này sau đó lại được đổi thành trung đoàn đột kích 126, nhưng đã không ngừng được hỗ trợ về tiền của, con người và trang bị.

Đặc công Việt Nam luyện tập
Đặc công Việt Nam luyện tập

Có người cho rằng, Việt Nam muốn xây dựng lực lượng này thành lực lượng "át chủ bài" bảo vệ chủ quyền biển đảo, chủ quyền và quyền tài phán vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trong tình hình mới.

Một số thông tin cho biết, tiểu đoàn tác chiến đặc biệt của trung đoàn đột kích 126 có thao trường nằm giữa một gò núi nhỏ chạy dài và một con sông nước sâu.

Trước đây cũng có tin cho biết, "Bộ tư lệnh công binh đột kích Việt Nam" lần lượt thành lập trường tác chiến người nhái ở tỉnh Long An và tỉnh Khánh Hòa, mỗi năm đào tạo được 30-50 người nhái.

Hình ảnh này được cho là tàu khu trục tên lửa Trịnh Châu Type 052C tập chống người nhái trong thời gian tập trận với Nga trên biển Hoa Đông vào tháng 5 năm 2014 (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Hình ảnh này được cho là tàu khu trục tên lửa Trịnh Châu Type 052C tập chống người nhái trong thời gian tập trận với Nga trên biển Hoa Đông vào tháng 5 năm 2014 (nguồn Thời  báo Hoàn Cầu, TQ)

Tiểu đoàn tác chiến đặc biệt Trung đoàn 126 sở hữu tàu ngầm cỡ nhỏ, chủ yếu tiến hành tác chiến đổ bộ và huấn luyện tiêu diệt, tấn công tàu địch, có thể thực hiện đột kích dưới nước cấp tiểu đội, trung đội. Trong khi đó, trường của công binh đột kích Việt Nam chủ yếu đào tạo người nhái thực hiện các nhiệm vụ như trinh sát, thâm nhập địch hậu.

Tuy nhiên, theo tài liệu công khai, "Bộ tư lệnh đột kích Việt Nam" và Bộ tư lệnh công binh là hai bộ tư lệnh binh chủng độc lập. Vì vậy, có thể dự đoán, các binh chủng này đều lập riêng trường tác chiến người nhái.

Quân đội Việt Nam cũng tập kết đại đội chống trinh sát người nhái 11A, 11B ở các khu vực như cảng Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, những đơn vị này đều tương đương với lực lượng đột kích "báo biển" của Hải quân Mỹ về trang bị, chiến thuật và tổ chức.

Ngoài ra, thông tin từ báo chí Việt Nam cho biết, trung đoàn đột kích 126 có 2 đơn vị tinh nhuệ nhất, trong đó một đơn vị là lực lượng tác chiến đặc biệt hải quân. Theo đó phân tích, phân đội khác của trung đoàn đột kích 126 có thể chủ yếu phụ trách nhiệm vụ mặt đất.

Đặc công Việt Nam luyện tập
Đặc công Việt Nam luyện tập

Ngoài lực lượng người nhái ưu tú của đơn vị đột kích 126, theo tài liệu công khai, các đơn vị đột kích khác của quân đội Việt Nam, tiểu đoàn đột kích của các vùng 3, 4, 5, 7, 9 ven bờ, của Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cộng với đại đội công binh của các lữ đoàn đánh bộ thuộc Hải quân Việt Nam đều có thể lập ra các phân đội người nhái đặc biệt, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mặt đất và dưới nước.

Binh sĩ tác chiến đặc biệt phải được thử thách tuyển dụng khắt khe. Được biết, trong vài nghìn người chỉ có 10 người được chọn, bình quân mỗi năm chọn được 20-30 người cho trung đoàn 126. Họ được cho là nhân tài đặc biệt của Quân đội Việt Nam, có khả năng tác chiến bơi xa và lặn sâu, trang bị dụng cụ đặc biệt tiên tiến.

Tháng 5 năm 2014, hải quân Trung Quốc và Nga tập khoa mục phòng thủ bãi thả neo trong đêm trong cuộc diễn tập "Liên hợp trên biển 2014"
Tháng 5 năm 2014, hải quân Trung Quốc và Nga tập khoa mục phòng thủ bãi thả neo trong đêm trong cuộc diễn tập "Liên hợp trên biển 2014"

Báo Mỹ cho rằng, trong thời gian các năm 2004-2005, Việt Nam đã nhập khẩu ít nhất 55 hệ thống nhìn đêm cho lực lượng người nhái.

Là lực lượng tinh nhuệ của Quân đội Việt Nam, lực lượng đột kích lấy người nhái làm chính được huấn luyện rất nghiêm khắc.

Bài báo dẫn lời Thượng úy Nguyễn Hải Triều đã phục vụ 18 năm cho đơn vị này từng nói, khoa mục huấn luyện được bắt đầu từ lặn sâu để lấy đồ vật. Đây là huấn luyện gian nan nhất, mỗi binh sĩ mang theo 200 kg, sau đó tăng thêm 500 kg, lặn sâu 20-50 m.

Trong điều kiện dưới nước hoàn toàn tối tăm, binh sĩ lặn sâu được hướng dẫn bởi dụng cụ đặc biệt. Do sóng triều mạnh ở nước sâu, đây là một nhiệm vụ rất dễ làm con người kiệt sức.

Đặc công Việt Nam luyện tập
Đặc công Việt Nam luyện tập

Các binh sĩ còn phải huấn luyện khả năng nằm trong nước không hề nhúc nhích, sẵn sàng phục kích các mục tiêu đặc biệt. Kỷ lục hiện nay là liên tục mai phục 24 giờ đồng hồ ở trong nước sâu.

Trong mùa đông giá lạnh nhiệt độ xuống tới 8-10 độ C, các người nhái vẫn tiến hành huấn luyện bơi bình thường. Sau khi xuống nước, da cơ thể người nhái thường biến thành màu xanh lam hoặc màu trắng, các phần da thịt cũng mất cân đối.

Binh sĩ tác chiến đặc biệt mỗi năm có 3 lần được điều đến vùng biển phía đông của Việt Nam để tiến hành huấn luyện dã chiến 30-50 ngày.

Binh sĩ Trung Quốc cảnh giới ở sàn đỗ máy bay trực thăng trên tàu chiến trong cuộc diễn tập "Liên hợp trên biển 2014" Trung-Nga tháng 5 năm 2014
Binh sĩ Trung Quốc cảnh giới ở sàn đỗ máy bay trực thăng trên tàu chiến trong cuộc diễn tập "Liên hợp trên biển 2014" Trung-Nga tháng 5 năm 2014

Hiện nay, kỷ lục bơi liên tục trên biển là 48 giờ liên tục. Mục tiêu huấn luyện dã chiến là để các binh sĩ nắm được kỹ năng chiến đấu dưới nước tốt và phá chướng ngại vật dưới nước trước khi thực hiện các hành động đổ bộ. Thách thức lớn nhất của họ là các dòng nước chảy xiết và xoáy cùng sự tấn công của cá mập.

Thần kinh tiền đình của chiến sĩ người nhái rất mạnh, có thể giúp họ giữ cảm giác thăng bằng và cảm giác đúng phương hướng khi vận động xoay tròn ở độ khó cao.

Trong huấn luyện mô phỏng, hai chân của binh sĩ cột vào tàu xoay tròn, thân thể treo ngược không ngừng xoay tròn, có lúc dài tới vài tiếng.

Thượng úy Nguyễn Hải Triều cho biết, trong nước biển sâu 40-50 m, nếu không thể thục luyện sử dụng dụng cụ giảm sức ép nước sâu khác nhau một cách thích hợp thì có thể bị trúng độc. Khi sử dụng các dụng cụ mang theo ở dưới nước âm u, nếu để nước vào thì phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

Thượng úy Triều còn cho biết, họ có thể lặn tới nơi cách tàu chiến 3-4 m, làm nổ thủy lôi, từ đó phá hoại vỏ tàu chiến.

Tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành số hiệu 571 Type 054a của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc xuất hiện gần giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, do Việt Nam chụp được.
Tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành số hiệu 571 Type 054a của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc xuất hiện gần giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, do Việt Nam chụp được.

Vào mùa hè, thao trường của lực lượng tác chiến đặc biệt chuyển đến đất liền. Cách làm thông thường là "vùi" binh sĩ vào trong cát dưới cái nắng gay gắt, huấn luyện khả năng ngụy trang và ý chí kiên cường. Nghe nói, dưới nhiệt độ 35 độ C, nhiệt độ trong cát có thể lên tới 37-45 độ C.

Loại khả năng ngụy trang này có thể dùng để tấn công đô thị hoặc phòng thủ các địa điểm kiên cố. Binh sĩ đột kích là lực lượng tiền trạm bao vây mục tiêu, mỗi binh sĩ vùi mình vào trong hầm để đợi phát động tấn công.

Thể chế tương tự quân đội Mỹ, kinh nghiệm đến từ chiến tranh Việt Nam

Trung đoàn đột kích 126 là lữ đoàn đánh bộ đầu tiên sau khi Việt Nam xây dựng lực lượng hải quân đánh bộ. Cùng với việc xây dựng, phát triển quân đội, họ đã tách ra khỏi hệ thống quản lý của hải quân, giống như các lực lượng đột kích khác, do "Bộ tư lệnh đột kích Việt Nam" quản lý, trở thành đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Loại thể chế này tương tự như Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ.

Có thể cho rằng, đây là kết quả nhấn mạnh đến sử dụng lực lượng đột kích tiến hành tác chiến phi đối xứng trong tình hình Việt Nam phát hiện các bước phát triển lực lượng quân sự thông thường trên biển, trên không của bản thân có khoảng cách tương đối lớn so với đối thủ.

Trên thực tế, tái sử dụng lực lượng đột kích công binh như một lực lượng đặc biệt là kinh nghiệm có được của Quân đội Việt Nam sau khi trải qua chiến tranh Việt Nam.

Tác chiến công binh từng được gọi là chiến thuật "nở hoa trong lòng địch", là chỉ phân đội công binh thâm nhập đô thị bị địch chiếm hoặc sở chỉ huy địch để tấn công ra ngoài, đồng thời lực lượng thông thường từ ngoài tấn công vào bên trong.

Các nhà nghiên cứu quân đội Mỹ từng tổng kết ưu thế của lực lượng công binh Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam: một là tổ chức nhóm linh hoạt, gồm từ cá nhân đến nhóm nhỏ 3 người, đơn vị quy mô cấp đại đội trở lên, tính linh hoạt này làm cho họ có thể tiến hành tấn công bất cứ mục tiêu nào của kẻ thù.

Hai là khả năng ẩn nấp đón địch của lực lượng công binh, làm cho khả năng trinh sát của họ rất mạnh.

Ba là huấn luyện trình độ cao giúp cho họ có trình độ chiến thuật cao siêu, những nhiệm vụ của lực lượng này làm cho đa số quân Mỹ và Việt Nam cộng hòa cảm thấy không thể tưởng tượng được.

Khả năng linh hoạt trong chỉ huy của họ cũng rất mạnh, chiến sĩ có kỹ năng tự chủ hành động, bị trói buộc chỉ huy khá ít, có thể độc lập tác chiến trong tình hình không có chi viện, cũng có thể giữ bí mật.

Nhìn vào kinh nghiệm tác chiến và con đường xây dựng của Quân đội Việt Nam, tăng cường xây dựng lực lượng người nhái vẫn là một trong những trọng điểm chính ứng phó với xung đột trên biển của Việt Nam.

Hải cảnh 2506 được cho là tàu cảnh sát biển lớn nhất của Trung Quốc cùng giàn khoan 981 xâm lược vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hải cảnh 2506 được cho là tàu cảnh sát biển lớn nhất của Trung Quốc cùng giàn khoan 981 xâm lược vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Kỳ tới: Trung Quốc tập trận với Nga để đối phó với người nhái Việt Nam?

Đông Bình