Tổng thống Philippines sắp đến Nhật Bản bàn về biển Đông

22/09/2011 06:34
Việt Dũng (Tổng hợp)
(GDVN) - Xuất phát từ lợi ích quốc gia và sức mạnh của mình, Philippinese đang tìm kiếm con đường riêng để bảo đảm đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông.

Các tờ báo Trung Quốc gồm Hoàn Cầu, Quang Minh gần đây đã liên tiếp đưa tin về tình hình tranh chấp biển Đông.

Theo báo Hoàn Cầu, ngày 19/9, người phát ngôn của Tổng thống Philippinese là Herminio Coloma cho biết, cuối tháng này Benigno Aquino sẽ thăm Nhật Bản và thảo luận với nhà cầm quyền Nhật Bản về vấn đề tranh chấp lãnh thổ biển Đông.

Tổng thống Philippinese Aquino chuẩn bị đến Nhật Bản bàn về biển Đông
Tổng thống Philippinese Aquino chuẩn bị đến Nhật Bản bàn về biển Đông

Coloma cho biết, tranh chấp lãnh thổ và quan hệ căng thẳng Trung Quốc-Philippinese do biển Đông gây ra “phải liên quan đến Nhật Bản”, “giống như Mỹ, Nhật cũng có lợi ích về mặt hòa bình, ổn định ở biển Đông. Cho nên, điều này liên quan đến vấn đề lợi ích chung của hai nước”.

Tin cho biết, Benigno Aquino sẽ thăm Nhật Bản từ ngày 24 – 29/9/2011. Tuần trước, khi trả lời báo chí Nhật Bản, Benigno Aquino nói: “Nhật Bản có lợi ích trong việc bảo đảm cho tự do hàng hải và thương mại trên biển Đông không bị ngăn cản”.

Cuối tháng 8/2011, Aquino thăm Trung Quốc, cho biết muốn làm dịu quan hệ căng thẳng với Trung Quốc ở biển Đông, nhưng đồng thời tìm kiếm sự viện trợ quân sự nhiều hơn từ Mỹ và xây dựng quan hệ mật thiết hơn với Washington.

Ngoại trưởng Ấn Độ vừa có chuyến thăm tới Việt Nam
Ngoại trưởng Ấn Độ vừa có chuyến thăm tới Việt Nam

Đối với vấn đề biển Đông, bằng nhiều con đường, Trung Quốc luôn khăng khăng khẳng định đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền cuar Việt Nam) cũng như vùng biển xung quanh.

Trung Quốc luôn nói phản đối nước khác làm “khuếch đại hóa, phức tạp hóa, quốc tế hóa” vấn đề biển Đông, phản đối nước thứ ba can thiệp vấn đề biển Đông.

Đồng thời chỉ “nhất quán” đòi đàm phán song phương (chứ không phải đàm phán đa phương) giải quyết vấn đề biển Đông với các nước liên quan, và đòi gác lại tranh chấp, cùng khai thác.

Vừa qua, Trung Quốc cũng phản đối Ấn Độ hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam tại các mỏ dầu 127 và 128 trên biển Đông. Nhưng, theo báo chí Ấn Độ, Bộ Ngoại giao nước này coi sự phản đối của Trung Quốc là “không có căn cứ pháp lý”. Dư luận Ấn Độ coi tranh chấp biển Đông là con bài cân bằng các hành động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Một giếng dầu của Việt Nam
Một giếng dầu của Việt Nam

Ngày 16/9, Tổng thổng Philippinese Benigno Aquino cũng nói thẳng rằng, việc xây dựng được các quy tắc ứng xử giải quyết tranh chấp chủ quyền biển Đông cần phải dựa vào "đàm phán đa phương", và cho rằng các bên "khó có thể đạt được cùng khai thác trước khi chưa giải quyết vấn đề chủ quyền".

Bên cạnh đó, Aquino nhấn mạnh, Philippinese sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự, bao gồm tăng cường phòng thủ biển Đông; nhưng ông cho rằng, các nước láng giềng không nên coi đây là một hành động mạo hiểm.
Việt Dũng (Tổng hợp)