Ông Lý Khắc Cường (phải) và người đồng cấp Vương quốc Anh David Cameron. |
Bưu điện Hoa Nam ngày 16/6 đưa tin, hôm nay ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc bắt đầu ngày đầu tiên trong chuyến công du Vương quốc Anh, nhưng chỉ 3 ngày trước Lưu Hiểu Minh, Đại sứ Trung Quốc tại Anh đã có những phát biểu công khai hạ bệ vị trí của Anh trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
"Trước đây khi chúng tôi nói đến châu Âu thường nhắc đến trật tự Anh, Pháp và Đức. Nhưng tiếc là nhiều cơ hội đã bị bỏ lỡ trong năm qua, và chúng ta đều biết lý do đằng sau đó, vì vậy mọi người (Trung Quốc) bây giờ bắt đầu nói Đức, Pháp và (rồi mới đến) Anh." Lưu Hiểu Minh nói với các phóng viên.
Những bình luận của Lưu Hiểu Minh cho thấy Bắc Kinh có rất ít thời gian dành cho các tiểu tiết ngoại giao thông thường và thích nhắc nhở các nước châu Âu nói chung về một quá khứ thuộc địa nhạy cảm, đặc biệt về việc ai là ông chủ, lãnh đạo trong thế kỷ 21.
Theo Đa Chiều, một tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 16/6, trước chuyến công du Anh quốc của Lý Khắc Cường đã xuất hiện những thông tin cho rằng Nữ hoàng Anh không muốn tiếp ông Cường, Thủ tướng Trung Quốc đe dọa sẽ hủy chuyến công du đến quốc gia này nếu Nữ hoàng Anh không chịu tiếp.
Lưu Hiểu Minh, Đại sứ Trung Quốc tại Anh công khai "hạ bệ" nước sở tại. |
Lưu Hiểu Minh phủ nhận thông tin này, đồng thời cảnh báo Anh không chỉ trích tình trạng nhân quyền của Trung Quốc, nếu không sẽ khó có thể cải thiện vị trí của vương quốc Anh trong mắt người Trung Quốc.
Ông Minh khẳng định rằng "uy hiếp cầu kiến" không phải cách làm việc của Trung Quốc, việc Nữ hoàng Anh tiếp Lý Khắc Cường là "theo thông lệ ngoại giao". Việc Anh đưa Trung Quốc và danh sách các quốc gia cần chú ý về nhân quyền là đã "xem thường đại cục", năm ngoái Thủ tướng Anh tiếp Đạt Lai Lạt Ma được Lưu Hiểu Minh gọi là "cơ hội bị bỏ lỡ mà ai cũng biết".
Đại sứ Trung Quốc cũng phàn nàn về sự thất bại (của nhà thầu Trung Quốc?) trong dự án xây dựng một đường băng thứ 3 tại sân bay Heathrow cho đến một chế độ thị thực quá hạn chế (của Anh đối với người Trung Quốc) cho thấy những thách thức tinh tế trong quản lý các mối quan hệ bang giao với Trung Quốc.