Tàu ngầm thông thường Hà Nội HQ182 của Hải quân Việt Nam, do Nga chế tạo. Việt Nam sẽ có lực lượng 6 tàu ngầm loại này vào năm 2016. |
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 22 tháng 6 đăng bài viết nhan đề "Chuyên gia Nga: Việt Nam đã trở thành khách hàng trang bị lớn của Nga, có quốc gia châu Á-Thái Bình Dương rất bất mãn".
Bài viết dẫn thông tấn xã Việt Nam, tờ "Quân đội nhân dân" Việt Nam cho rằng, biên đội 3 tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga chiều ngày 17 tháng 6 đến cảng vịnh Cam Ranh để tiếp nhận tiếp tế hậu cần và kiểm tra sự cố kỹ thuật.
Ngày 17/6, đoàn chiến hạm Nga gồm tàu chống ngầm cỡ lớn Nguyên soái Shaposhnikov, tàu chở dầu Irkut và tàu cứu hộ Alatau đã ghé thăm không chính thức cảng Cam Ranh. |
Ngày 17/6, đoàn chiến hạm Nga gồm tàu chống ngầm cỡ lớn Nguyên soái Shaposhnikov, tàu chở dầu Irkut và tàu cứu hộ Alatau đã ghé thăm không chính thức cảng Cam Ranh. |
Biên đội 3 tàu chiến có tổng cộng 511 thủy thủ và thuyền viên, có kế hoạch ở lại 4 ngày. Theo bài báo, sĩ quan chỉ huy biên đội đã dâng hoa lên bia kỷ niệm quân nhân Việt Nam và Liên Xô. Bia kỷ niệm này cách sân bay quốc tế Cam Ranh chưa đến 1 km.
Phóng viên tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc đã tìm hiểu và biết được, trên bia kỷ niệm này khắc chữ: "Những quân nhân Liên Xô, Nga và Việt Nam hiến thân mình vì hòa bình khu vực", "Kỷ niệm tròn 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nga/Liên Xô (năm 2010)".
Tàu hộ vệ lớp Gepard Việt Nam mua của Nga, lượng giãn nước 2.100 tấn, tốc độ 28 hải lý/giờ. |
Theo bài báo, Việt Nam có hơn 3.000 km đường bờ biển, là cảng nước sâu, vịnh Cam Ranh có được ưu thế thiên nhiên ưu đãi, diện tích mặt nước của vịnh đạt 98 km2, có thể đồng thời đỗ 40 tàu chiến cỡ lớn, trong đó có tàu sân bay. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã chi 300 triệu USD để mở rộng vịnh Cam Ranh.
Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, vịnh Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài của Liên Xô, nằm ở tuyến đầu để Liên Xô kiềm chế Trung Quốc và "tranh bá" với Mỹ. Năm 2002, do không thể chi trả tiền thuê mỗi năm 300 triệu USD, Nga đã rút khỏi vịnh Cam Ranh.
Khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thăm Việt Nam vào tháng 4 năm 2014, tờ "Kommersant" Nga từng bình luận cho rằng, Hà Nội luôn được Moscow coi là đồng minh chiến lược của họ ở Đông Nam Á, Hà Nội không chỉ sử dụng tình hữu nghị với Moscow để nỗ lực phát triển kinh tế nước mình, mà còn tìm cách "ngăn chặn dã tâm ngày càng tăng" của Bắc Kinh ở Đông Nam Á.
Tàu tên lửa lớp Molniya Việt Nam mua của Nga, trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Kh-35 |
Theo bài báo, mỗi năm Việt Nam đều mua từ Nga trên 1,5 tỷ USD vũ khí trang bị, do đó, Hà Nội cũng nằm trong top 5 nước Nga xuất khẩu vũ khí.
Chuyên gia Andrey Gubin, Viện nghiên cứu chiến lược Nga cho rằng, hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Việt đã đạt "trình độ chưa từng có trong lịch sử". Việt Nam là một trong những khách hàng lớn nhất của trang bị hải quân Nga.
Danh sách vũ khí Nga cung cấp bao gồm tàu ngầm lớp Kilo, xuồng tuần tra lớp Firefly, tàu tên lửa lớp Molniya, tàu hộ vệ lớp Gepard, máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, máy bay chiến đấu MiG-29SMT, máy bay vận tải quân sự IL-76MF.
Báo Trung Quốc dẫn lời Andrey Gubin cho rằng: "Một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương cảm thấy không hài lòng với hợp tác Nga-Việt, nhất là quy mô hợp tác lĩnh vực kỹ thuật quân sự không ngừng tăng lên. Trung Quốc có người cho rằng, Nga có ý tăng cường đối thủ khu vực cho Trung Quốc".
Máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 do Nga chế tạo |
Cũng báo Trung Quốc “dẫn lời Andrey Gubin” chia rẽ quan hệ Việt-Nga và nói tốt cho quan hệ Trung-Nga, cho rằng: "Không phủ nhận quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Nga được hình thành trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng Nga có thể bị Việt Nam lôi kéo về một bên, phục vụ cho lợi ích của Việt Nam hay không là điều đáng nghi ngờ, dù sao giữa Trung-Nga có lợi ích chiến lược rộng rãi hơn".
Nhà nghiên cứu Hứa Lợi Bình, Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương, Viện khoa học xã hội Trung Quốc cũng lên tiếng đố kị cho rằng, một loạt động thái này của Việt Nam chắc chắn là muốn tăng cường lôi kéo Nga làm "thẻ bài" ở Biển Đông, nhưng ông ta phán “Việt Nam sẽ không được toại nguyện” (?).
Việt Nam không chỉ mua vũ khí trang bị của Nga, mà còn tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung vũ khí trang bị, bảo đảm độc lập và dễ được chuyển giao công nghệ sản xuất hơn. Trong hình là tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma do Hà Lan chế tạo. |