Máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long/JF-17 Thunder của Không quân Pakistan |
Mạng CNA Đài Loan từng đưa tin, theo báo chí Myanmar, chính phủ Myanmar có kế hoạch mua máy bay chiến đấu Kiêu Long do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất. Nếu Myanmar mua loại máy bay chiến đấu này sẽ trở thành quốc gia thứ hai sử dụng Kiêu Long.
Theo tờ “Thời báo Myanmar”, do các nước xung quanh Myanmar đang tăng cường sức mạnh quân sự, như Không quân Thái Lan đã mua 12 máy bay chiến đấu Gripen của Thụy Điển, Bangladesh cũng có kế hoạch mua máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc hoặc của Nga, nên Không quân Myanmar buộc phải cân nhắc mua máy bay chiến đấu mới.
Theo bài báo, chính phủ Myanmar nếu mua máy bay chiến đấu Kiêu Long sẽ yêu cầu đồng thời có được giấy phép chuyển giao công nghệ và sản xuất, để Myanmar có thể tự sản xuất Kiêu Long.
Báo Trung Quốc cho rằng, tính năng của máy bay chiến đấu Kiêu Long cơ bản tiếp cận máy bay chiến đấu F-16A của Mỹ, nhưng giá rẻ hơn F-16A, vì vậy có sức hấp dẫn đối với các nước thuộc thế giới thứ ba còn thiếu kinh phí.
Máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long/JF-17 Thunder của Không quân Pakistan |
Đài tiếng nói nước Nga giữa năm 2014 cũng từng dẫn báo chí Myanmar cho biết, Myanmar đã bắt đầu tiến hành đàm phán với Trung Quốc và Pakistan mua máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long (JF-17 Thunder), có giấy phép lắp ráp ở trong nước. Chuyên gia Cashin, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, đây có thể là lần đầu tiên máy bay chiến đấu FC-1 xuất khẩu thành công.
Trang mạng “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản cũng cho rằng, nếu thông tin Myanmar muốn mua máy bay FC-1 là sự thực, thì Myanmar là khách hàng nước ngoài đầu tiên của máy bay chiến đấu này. Hiện nay, chỉ có Pakistan trang bị máy bay chiến đấu FC-1, Islamabad đang tiến hành một loạt nâng cấp đối với máy bay chiến đấu này.
Bài báo cho rằng, tuy thông tin này chưa được xác nhận, nhưng tính chân thực hầu như rất lớn. Trước hết, Myanmar đã và đang trang bị máy bay do Trung Quốc chế tạo như 48 máy bay chiến đấu A-5C do Công ty chế tạo máy bay Nam Xương (hiện là Tập đoàn công nghiệp hàng không Hồng Đô) sản xuất, 52 máy bay tấn công F-7M do Công ty công nghiệp máy bay Thành Đô sản xuất, và 4 máy bay huấn luyện hạng trung Y-8. Ngoài ra, Không quân Myanmar gần đây còn mua máy bay do thám không người lái TK-02A của Trung Quốc và đã tự sao chép loại máy bay này.
Điều đáng chú ý là, mấy năm trước, trước khi cuối cùng quyết định mua máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga, Myanmar từng cân nhắc mua máy bay chiến đấu FC-1.
Máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long/JF-17 Thunder của Không quân Pakistan |
Theo tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc, FC-1 do Công ty máy bay Thành Đô Trung Quốc và Pakistan hợp tác nghiên cứu chế tạo từ cuối thế kỷ trước đến đầu thế kỷ này. Một số chuyên gia coi FC-1 là một “ngôi sao” trên thị trường vũ khí thế giới trong tương lai, thấy tốt hơn so với MiG-29. Nhưng, kể từ khi bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2007 đến gần đây, FC-1 vẫn không thể thu hút được một khách hàng nào, trên thực tế chỉ trừ bản thân đối tác Pakistan.
Bất kể thế nào, nếu Myanmar mua máy bay chiến đấu FC-1 sẽ làm cho cả Trung Quốc và Pakistan thu lợi rất lớn. Theo báo Nhật, hai nước này đều muốn xuất khẩu máy bay chiến đấu này ra thị trường nước ngoài. Trước đây, FC-1 đã xuất hiện nhiều khách hàng tiềm năng như Zimbabwe, Ai Cập, Azerbaijan và Sudan. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có hợp đồng nào được ký kết. Có thể lần này các cuộc đàm phán với Myanmar cũng kết thúc mà không có kết quả.
Năm 2013, Pakistan cho biết, sẽ bắt đầu xuất khẩu máy bay chiến đấu này vào năm 2014. Không quân Pakistan đặt ra mục tiêu, sẽ xuất khẩu 5 - 7 máy bay chiến đấu JF-17 trong năm 2014, hiện đang tiến hành tham vấn với các nước như Sri Lanka, Kuwait, Qatar.
Máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long/JF-17 Thunder của Không quân Pakistan |
Tình hình hai nước Myanmar và Pakistan rất giống nhau. Hai nước này đều giữ quan hệ chính trị chặt chẽ với Trung Quốc trong thời gian dài và đã tồn tại rất nhiều vấn đề trong quan hệ với phương Tây.
Mặc dù quan hệ Myanmar-Mỹ đã được tiến hành bình thường hóa, nhưng Myanmar vẫn rất khó tiếp cận với thị trường vũ khí quốc tế. Myanmar giống với Pakistan, đều muốn phát triển công nghiệp quốc phòng. Điều quan trọng hơn là, chính phủ Myanmar còn muốn tấn công các phần tử phản loạn trong nước một cách lâu dài.
Điều này có nghĩa là, lực lượng vũ trang Myanmar rất cần máy bay chiến đấu đa năng giá rẻ, đơn giản và đáng tin cậy. Loại máy bay chiến đấu này căn bản không nhất thiết phải có sức cạnh tranh như máy bay chiến đấu hiện đại phức tạp hơn, tiên tiến hơn. So với máy bay chiến đấu MiG-29 phiên bản mới nhất, tỷ lệ giữa trọng lượng và lực đẩy cũng như tính cơ động của FC-1 đều nhỏ hơn, vũ khí trang bị kém hơn.
Máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long/JF-17 Thunder của Không quân Pakistan |
Tuy nhiên, đối với những nước như Myanmar, FC-1 lại lý tưởng hơn. Myanmar đã và đang sử dụng máy bay do Trung Quốc cung cấp, chẳng hạn máy bay huấn luyện K-8 dùng để đối phó với các phần tử phản loạn trong nước. Do có thiết bị điện tử khá tiên tiến và khả năng tấn công đối đất chính xác, FC-1 là trang bị không thể thay thế trong các chiến dịch tiễu trừ phản loạn.
Myanmar cho dù có được công nghệ này và sản xuất loại máy bay này ở nước mình thì cũng chưa chắc có thể trở thành nước lớn hàng không. Xét tới tình hình cơ sở sản xuất của Myanmar hiện nay, rõ ràng ở đây chủ yếu là chỉ, dùng các bộ kiện của Trung Quốc để lắp ráp máy bay một cách đơn giản. Nhưng, cho dù chuyển nhượng công nghệ có hạn, cũng có thể giúp Myanmar có tính độc lập nhất định về sửa chữa và bảo dưỡng máy bay.
Nga cũng có thể trở thành người chiến thắng của chương trình này, bởi vì hiện nay máy bay chiến đấu FC-1 lắp ráp động cơ RD-3 do Nga chế tạo. Có khả năng sau khi có được máy bay chiến đấu mới, Myanmar sẽ bày tỏ quan tâm đến mua vũ khí chính xác cao hiện đại cho nó, trong đó có vũ khí do Nga chế tạo.
Máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long/JF-17 Thunder |