Bác tin quả vải Trung Quốc xuất ngược về Việt Nam

01/07/2014 21:44
NHẤT NGÔN
(GDVN) - Bên cạnh khẳng định trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên cũng cho biết, thông tin Trung Quốc đóng một số cửa khẩu là không chính xác.

Chiều tối ngày 7/1, tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 6, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên khẳng định: "Đến giờ này thông tin chúng tôi nghe được là vải thiều đi ngược về phía Việt Nam là không chính xác".

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, vải thiều của Việt Nam hiện vẫn đang xuất qua Trung Quốc. Tuy nhiên, trước bối cảnh hiện nay và cả biện pháp lâu dài, giải pháp cấp bách là phải tìm thị trường để tiêu thụ hàng hóa mà người nông dân làm ra, nhất là hàng nông sản.

Trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên được đưa ra sau khi có thông tin trên báo chí vừa qua phản ánh gần đây, tại khu vực Cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng - Lạng Sơn) xuất hiện thông tin người dân địa phương tiêu thụ và sử dụng một loại vải thiều lạ, không rõ nguồn gốc.

Không có chuyện vải Trung Quốc xuất ngược về Việt Nam

Không có chuyện vải Trung Quốc xuất ngược về Việt Nam

“Ví dụ trái thanh long, hầu hết thanh long được xuất ra ngoài nước. Trái thanh long của Việt Nam gần như là loại mặt hàng không nước nào có thể cạnh tranh được nhưng xuất đi xa thì chưa có biện pháp bảo quản tốt. Chúng ta đang tìm các đối tác. Chính phủ đã chỉ đạo, Bộ NN&PTNN đã lên tiếng, Bộ Ngoại giao đã thông báo tinh thần này cho các sứ quán của chúng ta ở các nước tiếp tục tiếp thị với các nước để chúng ta tiêu thụ”- Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP khẳng định.

Bác tin quả vải Trung Quốc xuất ngược về Việt Nam ảnh 2

(GDVN) - Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, thông tin vải Trung Quốc nhập khẩu ngược vào thị trường Việt Nam ảnh hưởng lớn đến nông dân trồng vải và người tiêu dùng.

Ngoài ra, theo người phát ngôn của Chính phủ thì hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo ráo riết, tính toán các giải pháp, kể cả trước mắt lẫn lâu dài.

Bộ trưởng cũng khuyến cáo: Khi sản xuất phải tính toán về chất lượng gắn với bảo quản, tiêu thụ. Cơ quan chức năng thì tìm thị trường tiêu thụ; rồi cũng phải tính toán phương thức chế biến như thế nào. Có nhiều giải pháp đồng bộ để xử lý vấn đề này.

Trước việc Bộ NN&PTNT đưa ra cảnh báo về khả năng một số cửa khẩu có nguy cơ đóng cửa. Sau thông tin này, bà con nông dân liên quan đến nông-lâm-ngư sản rất lo lắng. Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng đinh: Một số tỉnh biên giới có nói về hạn chế của lưu thông do kiểm soát tiểu ngạch của Trung Quốc, chứ không phải đóng cửa. Còn lại là đều lưu thông bình thường.

Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhận định, sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 là cú hích mạnh mẽ chứ không phải là cơ hội như nhiều người hiểu lầm, để toàn hệ thống chính trị đưa ra những quyết sách đúng đắn, kịp thời.

“Hạn chế phụ thuộc vào các nền kinh tế khác là việc làm thường xuyên liên tục của mọi quốc gia. Dẫu vậy, đây vẫn là thời điểm để chúng ta căn chỉnh lại các mục tiêu của mình. Chủ trương người Việt Nam dùng hàng Việt Nam sẽ là câu trả lời xác đáng nhất cho mọi việc”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phân tích.

“Ví dụ như câu chuyện vải thiều, trước đây chúng ta xuất khẩu tới 70% sang Trung Quốc. Tuy nhiên, ở mùa vải năm nay, 70% lượng vải được tiêu thụ trong nước, với quyết tâm của nhiều Bộ, ngành, địa phương tăng cường đưa trái vải vào miền Trung và niềm Nam. Mọi người đừng quên, có những đồng bào miền Nam còn chưa từng được thưởng thức loại trái cây ngon, rẻ này”, ông Hải nói.

Thông tin từ ngành Công thương cũng khẳng định, các Chi cục Hải quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa hề làm thủ tục nhập 1 kg vải quả tươi nào từ Trung Quốc thời gian vừa qua. 

NHẤT NGÔN