Học giả Trung Quốc: Biển Đông là nơi đối đầu chiến lược Việt - Trung

09/07/2014 14:04
Hồng Thủy
(GDVN) - Một khi nổ ra chiến tranh khả năng tổng động viên là rất lớn, "toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết chống xâm lược".
Tiết Lý Thái, học giả Trung Quốc thuộc đại học Phúc Đán trong một chương trình bình luận thời sự của đài Phượng Hoàng - Hồng Kông.
Tiết Lý Thái, học giả Trung Quốc thuộc đại học Phúc Đán trong một chương trình bình luận thời sự của đài Phượng Hoàng - Hồng Kông.

Tờ Văn Trích ngày 8/7 đăng bài phân tích của Tiết Lý Thái, chuyên gia nghiên cứu thuộc trung tâm An ninh và hợp tác quốc tế đại học Phúc Đán bình luận, cục diện Biển Đông hiện nay đang tập trung vào đối đầu Trung - Việt. Ông Thái cho biết, mấy tháng trước Trung Quốc đã bắt đầu các hoạt động cơi nới, đắp nền xây dựng (trái phép) trạm radar cảnh báo và các công trình (quân sự) ở Trường Sa. 

Từ đầu tháng 5 Trung Quốc lại kéo giàn khoan 981 hạ đặt (trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) ở Biển Đông dẫn đến căng thẳng Trung - Việt leo thang. Bắc Kinh không dừng lại, tiếp tục kéo 4 giàn khoan Nam Hải 9, Nam Hải 4, Nam Hải 2 và Nam Hải 5 xuống Biển Đông để "biểu thị quyết tâm thăm dò khai thác trong vùng biển tranh chấp".

Học giả Trung Quốc: Biển Đông là nơi đối đầu chiến lược Việt - Trung ảnh 2

Học giả Mỹ: Các nước ở Biển Đông nên hợp sức dạy Trung Quốc 1 bài học

(GDVN) - Tấn công giàn khoan hay công sự Trung Quốc hạ đặt và xây dựng trái phép ở Biển Đông đang là cái cớ Bắc Kinh mong muốn để leo thang thành một cuộc chiến tranh.

Cần nhấn mạnh rằng, giàn khoan 981 đang hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hoàn toàn không phải "vùng biển tranh chấp. Đây là động thái vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Trong khi đó Nam Hải 9 đã đơn phương hạ đặt trong khu vực chưa phân giới ở cửa vịnh Bắc Bộ, động thái này cũng đi ngược lại các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) đối với các vùng biển chồng lấn chưa phân giới - PV.

Vẫn giọng điệu vu cáo, bôi nhọ quen thuộc của truyền thông nhà nước và học giả Trung Quốc, ông Thái vu cáo các nhà lãnh đạo Việt Nam "kích động dư luận, chủ nghĩa dân tộc trong nước", lần đầu tiên tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc kể từ cuộc hải chiến năm 1974 (Trung Quốc thừa cơ Việt Nam đang tiến hành kháng chiến thống nhất đất nước đã cất quân xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - PV). 

Tiết Lý Thái cũng thừa nhận, kể từ khi nổ ra căng thẳng Trung - Việt trên Biển Đông, Bắc Kinh chỉ tiến không lùi, tập kết lực lượng hùng hậu ở khu vực giàn khoan 981 mà ông Thái tiếp tục lặp lại luận điệu sai trái về cái gọi là "vùng biển tranh chấp". Đồng thời ông Thái cũng phải thừa nhận, cục diện quốc tế và khu vực hiện nay "bất lợi cho Trung Quốc ở Biển Đông" bởi ngoài Mỹ, Nhật Bản "bất ngờ" hỗ trợ Việt Nam, ngay cả Nga đang cần sự hỗ trợ của Trung Quốc trong vấn đề Crimea cũng ủng hộ Việt Nam bằng hành động.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc côn đồ, liều lĩnh đâm thẳng vào tàu của lực lượng chức năng Việt Nam hôm 8/5 khi đang làm nhiệm vụ gần nơi giàn khoan 981 hạ đặt trái phép.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc côn đồ, liều lĩnh đâm thẳng vào tàu của lực lượng chức năng Việt Nam hôm 8/5 khi đang làm nhiệm vụ gần nơi giàn khoan 981 hạ đặt trái phép.

Ông Thái kết luận rằng, so với căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Philippines thì căng thẳng Trung - Việt trên biển Đông đang trong tình trạng dễ bạo phát thành xung đột nhất, Biển Đông sẽ trở thành bàn cờ chiến lược nơi Trung Quốc và Việt Nam đối đầu. Chứng minh cho nhận định này, Tiết Lý Thái đưa ra 7 lý do.

Thứ nhất, cho đến nay chỉ Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan) và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong khi các bên còn lại Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia chỉ yêu sách các vùng biển (vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa) xung quanh quốc gia họ với một số đảo, bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa. Ông Thái nhấn mạnh, sẽ không có chuyện Việt Nam chịu thỏa hiệp về lãnh thổ đối với Trung Quốc ở Biển Đông.

Học giả Trung Quốc: Biển Đông là nơi đối đầu chiến lược Việt - Trung ảnh 4

Đa Chiều: Đường lưỡi bò mới là tử huyệt của Trung Quốc ở Biển Đông

(GDVN) - Theo Đa Chiều, lúc này Bắc Kinh chỉ còn 1 cách duy nhất, tuyên bố lấy đường lưỡi bò làm "biên giới trên Biển Đông"!?

Thứ 2, Tiết Lý Thái vu cáo các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hoàn toàn không có tranh chấp là "tranh cướp tài nguyên" bằng cách hợp tác với Nga và phương Tây. Nguồn lợi từ dầu khí ở Biển Đông chiếm 20% GDP của Việt Nam và các vũ khí mới sắm trong những năm gần đây từ Nga và Pháp đều được Việt Nam dùng để bảo vệ nguồn lợi kinh tế này.

Thứ 3, khoảng 30 đến 40 năm trở lại đây Việt Nam đã tạo ra được một cộng đồng kinh tế vững chắc với các đối tác ở Biển Đông thông qua hợp tác dầu khí. Các cường quốc hàng đầu như Nga, Mỹ, Châu ÂU, Nhật Bản, Úc, hay là Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore trên thực tế đều là thành viên của cộng đồng kinh tế này, cùng hội cùng thuyền với Việt Nam. 

Tiết Lý Thái đã quên hay cố tình lờ đi một thực tế, Trung Quốc năm 2012 đã từng chào thầu quốc tế bất hợp pháp 9 lô dầu khí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nhưng không một doanh nghiệp hay quốc gia nào hưởng ứng - PV.

Thứ 4, Tiết Lý Thái một lần nữa bóp méo sự thật và xuyên tạc lịch sử khi cho rằng, "40 năm qua Việt Nam chẳng đái hoài gì đến quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng trên thực tế (xâm lược và chiếm đóng trái phép - PV), nay lại quay ra thách thức Bắc Kinh trong lúc Mỹ đang đẩy mạnh chiến lược tái cân bằng sang châu Á - Thái Bình Dương." 

Học giả Trung Quốc: Biển Đông là nơi đối đầu chiến lược Việt - Trung ảnh 5

"Trong 3 nước Nhật-Việt-Philippines, TQ sẽ chọn Việt Nam khai chiến"?!

(GDVN) - Bắc Kinh đã không còn "nói suông" để giải quyết vấn đề, mà bắt đầu kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao và chính trị (với Việt Nam) trên Biển Đông

Chưa bao giờ nhà nước Việt Nam ngừng khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam cũng chưa bao giờ thôi phản đối, lên án các hành động của Trung Quốc xâm phạm tới chủ quyền Việt Nam ở 2 quần đảo này - PV.

Thứ 5, ông Thái cho rằng hiện tại Việt Nam giữ 29 điểm đảo, bãi đá và rặng san hô ở Trường Sa, nắm quyền khống chế đối với vùng biển này, bao gồm cả 6 đảo nửa chìm nửa nổi "cho thấy ý đồ mạnh mẽ đảm bảo an ninh quốc gia. Sau này Trung Quốc có yêu cầu Việt Nam "nhượng một phần lợi ích" ở Biển Đông thì sẽ chẳng khác nào "đòi hổ nhường da".

Thứ 6, học giả Trung Quốc cho rằng trong nhiều năm qua Việt Nam đã dốc toàn lực để củng cố phòng ngự trên các đảo, đá ở Trường Sa, nhập khẩu nhiều vũ khí trang bị hiện đại của Nga và Pháp để bảo vệ vùng biển, vùng trời ở Biển Đông, xây dựng lực lượng để "quyết một trận sống mái với Trung Quốc"?!

Cuối cùng, Tiết Lý Thái bình luận, Việt Nam là quốc gia một đảng lãnh đạo, nên một khi nổ ra chiến tranh khả năng tổng động viên là rất lớn, "toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết chống xâm lược" thì sức mạnh và độ dẻo dai của Việt Nam không thể xem thường.

Tổng hợp 7 "lý do" này, Tiết Lý Thái cho rằng Biển Đông sẽ trở thành nơi đối đầu chiến lược giữa Trung Quốc và Việt Nam là không hề quá lời.

Hồng Thủy