Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. |
China Daily, một tờ báo hàng đầu của Trung Quốc ngày 11/7 đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức quốc gia (ODA) để thiết kế một "bán liên minh" ở Đông Nam Á.
Cai Hong, trưởng văn phòng đại diện của China Daily tại Nhật Bản nói rằng trong lúc công chúng đang bị thu hút bởi sự điều chỉnh về quyền tự vệ tập thể, một kế hoạch khác của Thủ tướng Shinzo Abe đang triển khai sẽ ít được chú ý.
Mỹ sẽ công bố video Trung Quốc quấy rối Việt Nam ở Biển Đông?
(GDVN) - Trung Quốc có thể tạm dừng các hoạt động bành trướng nếu hình ảnh, video họ quấy rối Việt Nam và Philippines được Mỹ công bố.
Ông đang tìm cách sửa đổi Điều lệ hỗ trợ phát triển chính thức vào cuối năm nay, lần đầu tiên trong 11 năm. Thủ tướng Nhật Bản tìm cách để đưa ODA vào sự dụng chiến lược, phù hợp với học thuyết ngoại giao chủ động của mình.
Điều lệ ODA Nhật Bản được thông qua năm 1992 và sửa đổi năm 2003 quy định, nên tránh sử dụng nguồn vốn ODA cho các mục đích quân sự hoặc tình tiết tăng nặng trong các cuộc xung đột quốc tế. Tuy nhiên ông Shinzo Abe đang muốn làm "1 điều của quá khứ", Cai Hong bình luận.
Một nhóm 8 thành viên do Ngoại trưởng Fumio Kishida lựa chọn cẩn thận trong tháng 3 đã nghiên cứu đưa ra khuyến nghị chính sách hồi tháng 6, nói rằng sự trợ giúp cho quân đội nước ngoài bằng vốn ODA là được phép, miễn là nó giới hạn trong các mục đích phi quân sự, như cứu trợ thiên tai.
Nguồn vốn ODA sẽ có thể được sử dụng trong các dự án như cải thiện các bến cảng, sân bay quân sự sử dụng cho mục đích dân sự, đào tạo nhân viên quân sự cho hoạt động cứu trợ thiên tai và các hoạt động phi quân sự khác.
Cả Nhật Bản, Việt Nam và Philippines đều phải đối mặt với "hành động kẻ cướp" của Trung Quốc trên biển. |
Mục tiêu sửa đổi điều lệ ODA lần này theo China Daily là Nhật Bản muốn hỗ trợ các nước Đông Nam Á có nguồn vốn sử dụng cho mục đích an ninh. Năm 2006 khi ông Shinzo Abe giữ ghế Thủ tướng Nhật Bản, Tokyo đã cung cấp cho Indonesia 3 chiếc tàu tuần tra để chống cướp biển.
Nhân viên Cảnh sát biển Nhật Bản cũng đã được điều động sang Malaysia bằng ngân sách ODA để đào tạo cho các nhân viên nước sở tại kỹ năng tìm kiếm cứu hộ.
"Malaysia hy sinh yêu sách ở Biển Đông để làm thân với Trung Quốc"
(GDVN) - Kuala Lumpur đã hy sinh yêu sách của họ ở Biển Đông - Trường Sa để thúc đẩy lợi ích trong mối quan hệ với Trung Quốc
Năm ngoái, chính phủ Nhật Bản đã quyết định cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tra sử dụng ngân sách ODA và đang cân nhắc một lời đề nghị tương tự từ phía Việt Nam, China Daily cho biết.
"Giúp Philippines và Việt Nam tăng cường an ninh hàng hải của họ sẽ giúp đảm bảo sự an toàn của tuyến đường biển quan trọng sống còn đối với hoạt động thương mại, năng lượng của Nhật Bản. Sử dụng ODA cho chiến lược này phải được mở rộng", biên tập viên tờ Yomiuri Shimbun cho biết.
Mặc dù ngân sách ODA của Nhật Bản đã giảm trong nhiều năm qua, các nước Đông Nam Á vẫn là đối tượng ưu tiên hàng đầu, trong đó Việt Nam bây giờ là số 1, China Daily khẳng định.
Trong nhiệm kỳ Thủ tướng đầu tiên năm 2006, ông Shinzo Abe đã đề xuất xây dựng một "vòng cung tự do và thịnh vượng" bắt đầu từ Nhật Bản và phát triển các giá trị của nó lan xa. Trong nhiệm kỳ này, Thủ tướng Shinzo Abe đã đi thăm tất cả 10 nước Đông Nam Á trong nửa năm đầu tiên lên nắm quyền và tổ chức 1 hội nghị thượng đỉnh với ASEAN tại Tokyo.
Sách trắng ODA của Nhật Bản năm 2013 gọi hỗ trợ cho ASEAN là đầu tư cho tương lai một cách hiệu quả. Nhật Bản đang sử dụng ODA để xây dựng một "bán liên minh ở Đông Nam Á" hỗ trợ chiến lược tái cân bằng của Mỹ sang châu Á, "chia rẽ ASEAN - Trung Quốc"?!
Đặc biệt, Nhật Bản đã xác định Indonesia, Philippines và Việt Nam là đối tác quan trọng của mình đối với các hoạt động an ninh. Động lực của Nhật Bản trong việc đưa ra chiến lược sử dụng ODA mới là dấu hiệu cho thấy sự hỗ trợ kinh tế cho các nước ASEAN đặc biệt liên quan đến năng lực hàng hải sẽ phát triển trong những năm tới vì lý do chính trị. China Daily cho rằng hoạt động này có thể gây "hiểu lầm" trong khu vực.