Trang mạng "Những người yêu thích hàng không" ngày 17/7/2014 đưa tin cho biết nhiều khả năng Tồng thống Nga Putin sẽ ra lệnh kích hoạt trở lại một trung tâm ra dar trinh sát, tình báo từng được xây dựng ở Cuba.
Ảnh minh hoạ |
Trạm radar này dự kiến khi được kích hoạt lại sẽ sửa dụng cơ sở hạ tầng đã được bố trí trước đó nằm dọc, cách bờ biển Florida của Mỹ khoảng 100 dặm.
Trước đó, cho tới tận ngày 27/1/2002, Liên Xô và Nga đã sử dụng hệ thống này để theo dõi, bắt chặn các thông tin của các vệ tinh và những hệ thống thông tin liên lạc của Hải quân Mỹ.
Chủ tịch Cuba ông Raul Castro - vào năm 1993 khi đó đang giữ chức Bộ trưởng quốc phòng Cuba đã từng nói rằng 75% tin tức tình báo của Nga thu thập từ Mỹ đều nhờ vào các hệ thống radar bố trí ở Cuba.
Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ, để chi trả cho việc để người Nga hiện diện ở Cuba mỗi năm là 200 triệu USD cộng với 580 triệu USD chi phí duy trì, bảo dưỡng các thiết bị đã làm cho Moscow khi ấy quá sức.
Hiện nay, khi thể trạng của nền kinh tế Nga đã thay đổi đáng kể so với trước. Theo thông tin của báo Dziennik Zbrojny của Ba Lan, ông Putin đang có kể hoạch khôi phục lại hoạt động của trạm radar trên đất Cuba.
Giới phân tích cho rằng đây là một trong những chiến lược làm gia tăng sức ép lên nước Mỹ của Moscow, thậm chí nó được dự đoán là sẽ mạnh hơn Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba cách đây 50 năm.
Havana được cho là sẽ hưởng lợi từ quan hệ được hâm nóng lại giữa Nga và Mỹ. Theo thống kê của một số tờ báo hiện nợ Nga của Cuba đã giảm 90% (khoảng 32 tỷ USD) 10 % tiền còn nợ được Cuba trả theo hình thức 6 tháng 1 lần.
Theo sử liệu, Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba còn được biết với tên gọi Khủng hoảng tháng 10 tại Cuba) là một cuộc đối đầu giữa Liên Xô, Cuba với Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1962 trong thời Chiến tranh lạnh. Tháng 9 năm 1962, chính phủ Cuba và Liên Xô bắt đầu bí mật xây dựng các căn cứ trên đất Cuba để khai triển một số tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung có khả năng đánh trúng đa số các mục tiêu trên Hoa Kỳ lục địa.
Hành động này xảy ra sau sự kiện Hoa Kỳ triển khai tên lửa Thor IRBM trên đất Vương quốc Anh vào năm 1958 và tên lửa Jupiter IRBM trên đất Ý và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1961; tổng cộng có hơn 100 tên lửa do Hoa Kỳ chế tạo có khả năng đánh trúng Matxcova bằng đầu đạn hạt nhân. Ngày 14 tháng 10 năm 1962, phi cơ do thám U-2 của Hoa Kỳ chụp được những bằng chứng không ảnh cho thấy các căn cứ tên lửa của Liên Xô đang được xây dựng tại Cuba.
Cuộc khủng hoảng này có cấp bậc ngang tầm với cuộc phong tỏa Berlin vì đây là một trong các vụ đối đầu chính của Chiến tranh lạnh và thường được xem là khoảnh khắc mà Chiến tranh lạnh tiến gần nhất để biến thành một cuộc xung đột hạt nhân.
Hoa Kỳ đã xem xét đến việc tấn công Cuba bằng không lực và hải lực và tiến hành "cách ly" Cuba bằng quân sự. Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ không cho phép vũ khí tấn công được gởi đến Cuba và đòi hỏi rằng Liên Xô phải tháo bỏ các căn cứ tên lửa đang được xây hay đã xây dựng xong tại Cuba và dẹp bỏ hết tất cả các loại vũ khí tấn công.
Chính phủ của Tổng thống Kennedy hy vọng mỏng manh rằng Điện Kremlin sẽ đồng ý với những đòi hỏi của họ và chờ đợi một cuộc đối đầu quân sự. Về phía Liên Xô, Nikita Khrushchev viết một lá thư gửi cho Kennedy trong đó nói rằng việc Kennedy ra lệnh phong tỏa "giao thông trong vùng biển và không phận quốc tế là một hành động gây hấn đưa con người vào vực thẳm của một cuộc chiến tranh bằng tên lửa hạt nhân toàn cầu."
Ngoài mặt, cả Xô Viết lẫn Hoa Kỳ đều tỏ ra không nhân nhượng trước những đòi hỏi công khai của nhau, nhưng tại các cuộc tiếp xúc bí mật sau hậu trường họ đưa ra một đề nghị giải quyết cuộc khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng kết thúc vào ngày 28 tháng 10 năm 1962 khi Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant đạt đến một thỏa thuận với vị lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev trong việc Liên Xô tháo bỏ các vũ khí tấn công và đưa chúng trở về nước mình dưới giám sát kiểm tra của Liên Hiệp Quốc để đổi lấy việc Hoa Kỳ đồng ý sẽ không bao giờ xâm chiếm Cuba và thỏa thuận ngầm là sẽ rút các tên lửa Jupiter của Mỹ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.