Vệ tinh này là một phần của hệ thống thử nghiệm được thiết kế để theo dõi và giám sát các vụ phóng tên lửa trong các khu vực khác nhau.
Hiện trường vụ MH17 nhìn từ vệ tinh. |
Đây có thể là một sự trùng hợp, nhưng vệ tinh của Mỹ đã bay qua khu vực MH17 bị bắn rơi đúng thời điểm thảm kịch xảy ra.
Trước đó, phát biểu tại hội nghị truyền thông ở Moscow ngày 21/7, đại diện của Bộ Quốc phòng Nga cho biết vệ tinh của Mỹ đã bay qua khu vực MH17 bị bắn rơi vào thời điểm vụ việc xảy ra và kêu gọi phía Mỹ công bố hình ảnh dữ liệu như một bằng chứng để làm rõ vụ việc.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn đổ lỗi cho lực lượng ly khai ở Đông Ukraine đã thực hiện vụ tấn công MH17 với sự hỗ trợ vũ khí từ Nga.
Chính giới chức Mỹ trước đó cũng nhiều lần khẳng định họ có bằng chứng cho thấy lực lượng ly khai là thủ phạm, nhưng vẫn từ chối đưa ra các tài liệu tình báo chứng minh cho tuyên bố trên.
Ngày 21/7, khi được hỏi về việc Mỹ có công bố thông tin tình báo và dữ liệu vệ tinh liên quan tới vụ MH17 hay không, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này, Marie Harf đã để mở khả năng này nhưng đổ lỗi cho Nga đang tuyên truyền và đưa ra thông tin sai lạc./.