Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ |
Mạng “Đài tiếng nói nước Nga” gần đây có bài viết cho biết, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Mỹ cách đây không lâu đã bất ngờ bốc lửa do sự cố động cơ, Quân đội Mỹ quyết định tạm thời dừng bay hơn 1 tháng và hủy bỏ kế hoạch tham gia triển lãm hàng không Farnborough Anh.
Chuyên gia Cashin, Trung tâm phân tích công nghệ và chiến lược Nga cho rằng, trong thực hiện chương trình F-35 đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự cố, điều này tiếp tục buộc dư luận đặt câu hỏi: Khi nào chúng có thể trở thành nhân tố hiện thực cân bằng sức mạnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ngoài Không quân Mỹ, lực lượng hàng không Hải quân, lực lượng hàng không Thủy quân lục chiến, khách hàng tiềm năng của F-35 còn có Hàn Quốc (40 chiếc), điều đặc biệt phải chỉ ra là: còn có Nhật Bản (42 chiếc). Tạm thời, hai nước này chỉ có kế hoạch mua F-35 cho không quân của họ.
Hơn nữa, loại tàu đổ bộ mới nhất của Hàn Quốc và tàu khu trục "kiểu tàu sân bay" Nhật Bản đều có công nghệ cất hạ cánh thẳng đứng dành cho máy bay F-35B. Nhưng vấn đề là, việc thử nghiệm máy bay chiến đấu mới nhất của Mỹ cho thấy, nó bộc lộ ngày càng nhiều vấn đề về công nghệ.
Máy bay chiến đấu F-35B Mỹ trên đường băng tàu tấn công đổ bộ |
Có thể đoán trước, sau khi đi vào hoạt động chúng sẽ còn xảy ra nhiều vấn đề có liên quan đến sử dụng và bảo trì. Hiện nay còn rất khó nói, lô F-35 đầu tiên trang bị cho đại đội của Không quân Mỹ lúc nào có thể làm tốt chuẩn bị chiến đấu thực tế.
Điều này có nghĩa là, máy bay chiến đấu phiên bản nâng cấp thế hệ thứ tư của Mỹ trong tương lai gần vẫn là đối thủ tiềm tàng của máy bay chiến đấu Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Việc thực hiện chương trình máy bay chiến đấu F-35 chậm chạp của Mỹ đã đem lại cơ hội cho Trung Quốc khắc phục lạc hậu về công nghệ máy bay chiến đấu của họ và có thể vượt qua đối thủ tiềm tàng.
Hiện nay Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay. Trung Quốc còn có kế hoạch mua sắm lượng nhỏ máy bay chiến đấu Su-35C do Nga chế tạo. Có thể suy đoán, nghiên cứu tính năng và đặc tính của Su-35C sẽ mở đường cho chế tạo phiên bản nâng cấp mới J-15 có nhiều công năng hơn.
Máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ chế tạo |
Trên thực tế, Trung Quốc thông qua nhập khẩu bộ kiện và vài hệ thống như radar có khoảng cách dò tìm đạt 400 km của máy bay chiến đấu Su-35 thì có nghĩa là họ đã sở hữu máy bay chiến đấu hải quân mạnh nhất trên thế giới.
Không loại trừ sự xuất hiện của tàu sân bay mang theo máy bay J-35 phiên bản nâng cấp của Trung Quốc phải sớm hơn so với lô máy bay F-35 phiên bản mặt đất của Nhật Bản làm tốt chuấn bị chiến đấu, cũng sớm hơn sự xuất hiện của máy bay hải quân thế hệ mới đầu tiên của Nhật Bản.
Ngoài ra, như vậy, cụm tàu sân bay Trung Quốc có khả năng không còn là đối thủ đơn giản của máy bay hải quân Mỹ, nếu Quân đội Mỹ chủ yếu sử dụng máy bay chiến đấu phiên bản nâng cấp F/A-18E/F.
Bởi vậy có thể thấy, việc thực hiện chậm chạp chương trình rất quan trọng F-35 sẽ đem lại khả năng cho Trung Quốc nâng cao thực lực hải quân, khi đó, Mỹ-Nhật sẽ rất khó đưa ra phản ứng đối với các hành động bất ngờ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông hoặc khu vực xung quanh Đài Loan. Sự thay đổi của cán cân sức mạnh này vốn sẽ có khả năng tiếp tục tăng cường vị thế của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ chế tạo |
Ngoài ra, trang mạng CCTV Trung Quốc ngày 25 tháng 7 đã có bài viết cho rằng, Mỹ tuyên bố máy bay chiến đấu F-35 đã bay trở lại một cách “hạn chế”, tiếp tục bay thử.
Trong khi đó, Tân Hoa xã ngày 16 tháng 7 dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby ngày 15 tháng 7 họp báo cho biết, Không quân Mỹ đã quyết định để máy bay chiến đấu F-35 bay trở lại “có hạn chế” và nó sẽ không tham gia triển lãm hàng không quốc tế Farnborough, Anh. Đây là quyết định được đưa ra sau khi cân nhắc thận trọng.
Theo bài báo, vào ngày 23 tháng 6, một chiếc máy bay chiến đấu F-35A đã bất ngờ bốc lửa ở đuôi khi cất cánh tại căn cứ không quân Eglin, phi công lập tức đóng động cơ và nhảy ra từ cabin. Ngày 3 tháng 7, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố cho biết, trước khi hoàn thành kiểm tra toàn diện, toàn bộ phi đội F-35 dừng bay toàn diện.
Ông John Kirby cho biết, do chưa điều tra rõ toàn diện nguyên nhân sự kiện bốc cháy, máy bay chiến đấu F-35 phải kiểm tra động cơ theo quy trình an toàn khi bay trở lại, tuyến đường và tốc độ bay cũng bị hạn chế rõ rệt. Những hạn chế này sẽ kéo dài cho đến khi làm rõ ràng nguyên nhân sự cố bốc cháy.
Australia tổ chức lễ chào đón long trọng đối với chiếc máy bay chiến đấu F-35 đầu tiên nhận được (nguồn Tân Hoa xã). |
John Kirby còn cho biết, Mỹ vẫn đặt nhiều lòng tin vào chương trình này. Ông nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục dốc sức cho thử nghiệm máy bay chiến đấu F-35, trong tương lai sẽ trình diễn tính năng của nó với đồng minh và đối tác của chúng tôi khi có thời cơ thích hợp”.
Theo thông tin trên trang mạng Bộ Quốc phòng Mỹ, việc bay trở lại “hạn chế” có nghĩa là tốc độ tối đa của máy bay chiến đấu F-35 không thể vượt 0,9 Mach (khoảng 1.102 km/giờ). Sau mỗi lần bay 3 giờ, mỗi đồng cơ trên máy bay đều phải tiến hành kiểm tra. John Kirby nói: “Mỗi khi chúng tôi nghiên cứu phát triển loại máy bay mới, đều sẽ gặp các loại thách thức. Nhưng, chúng tôi có lòng tin khắc phục những thách thức này”.
Về máy bay chiến đấu F-35, trang mạng quân sự sina Trung Quốc trong háng 7 cũng có bài viết cho biết, gần đây, chiếc máy bay chiến đấu F-35 đầu tiên mà Australia đặt mua đã được vận chuyển về Australia, phía Australia đã tổ chức lễ chào đón long trọng.
Đầu năm 2014, Chính phủ Australia tuyên bố chi 11,6 tỷ USD mua 58 máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 do Công ty Lockheed Martin Mỹ chế tạo nhằm nâng cao mạnh mẽ khả năng quốc phòng của Australia.
Australia tổ chức lễ chào đón long trọng đối với chiếc máy bay chiến đấu F-35 đầu tiên nhận được (nguồn Tân Hoa xã |