Tàu ngầm hạt nhân Arihant Ấn Độ |
Trung-Ấn phát triển trang bị hải quân, coi trọng động cơ hạt nhân
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 27 tháng 7 dẫn tờ "The Hindu" Ấn Độ ngày 23 tháng 7 cho rằng, tranh đoạt tài nguyên năng lượng ở Biển Đông và Ấn Độ Dương đang làm cho Ấn Độ và Trung Quốc áp dụng hành động phát triển quân bị hải quân của họ, động cơ hạt nhân sẽ chiếm vị trí quan trọng.
Theo bài báo, để bảo vệ "tự trị chiến lược" của mình, Ấn Độ đang phát huy hiệu quả của răn đe hạt nhân, đồng thời dựa vào một số tiến bộ công nghệ đạt được gần đây của Tổ hức nghiên cứu và phát triển quốc phòng. Cơ quan này đang dẫn dắt các nỗ lực xây dựng khả năng răn đe hạt nhân.
Thông qua kết hợp giữa tên lửa đạn đạo phóng ngầm và tàu ngầm hạt nhân Arihant tự thiết kế và chế tạo, Ấn Độ sẽ xóa bỏ khoảng cách về khả năng đáp trả nếu bị tấn công hạt nhân.
Khi đề cập đến tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu ngầm, người phụ trách Tổ chức nghiên cứu và phát triển quôc phòng Ấn Độ Avinash Chander cho biết: "Trong giai đoạn thử nghiệm, tàu ngầm hạt nhân Arihant sẽ bắn thử tên lửa BO-5". Tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu ngầm có thể tiến hành tấn công khi tàu ngầm đang di chuyển, khoảng cách xa nhất đạt 2.000 km.
Tàu ngầm hạt nhân Arihant Ấn Độ sẽ bắn thử tên lửa BO-5 |
Theo bài báo, khi Ấn Độ xây dựng khả năng răn đe hạt nhân, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo ra tàu ngầm động cơ hạt nhân thế hệ thứ tư. Tờ "Nhân Dân nhật báo" cho biết, những tàu ngầm này có thể dùng ngư lôi hoặc tên lửa ngắm chuẩn và tấn công các mục tiêu trên biển hoặc trên mặt đất.
Sau khi Mỹ thực hiện chính sách chuyển trọng điểm tới châu Á, Trung Quốc hầu như đang tự tin phản ứng lại. Chính sách này của Mỹ chắc chắn sẽ tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Biển Đông giàu tài nguyên.
Có nhà phân tích cho rằng, đối với cuộc cạnh tranh năng lượng và tài nguyên khác ở Ấn Độ Dương và Biển Đông - điều này không nên để phát triển thành cuộc xung đột công khai - đã trở thành nhân tố chủ yếu xây dựng lực lượng răn đe.
Tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã triển khai (phi pháp) 80 tàu trong đó có 7 tàu quân sự để bảo vệ giàn khoan 981 ở Biển Đông (thực tế là ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam). Việt Nam đã triển khai cuộc chiến (bảo vệ chủ quyền) quyết liệt ở khu vực này.
Theo một nguồn tin, Hải quân Ấn Độ mong muốn tăng cường hiện diện ở ven Ấn Độ Dương. Khu vực này có tuyến đường bờ biển Đông Phi giàu tài nguyên, đồng thời mở rộng tới Nam Cực.
Trung Quốc phát triển tàu ngầm hạt nhân mới |
Trung-Ấn chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân
Tờ “Thời báo Ấn Độ” tháng 9 năm 2013 cũng dẫn một báo cáo về vũ khí hạt nhân toàn cầu của Mỹ cho rằng, Ấn Độ nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể khiến cho Trung Quốc cũng bắt đầu triển khai tên lửa lắp nhiều đầu đạn hạt nhân độc lập (MIRV), từ đó gây ra cuộc chạy đua vũ trang gay gắt ở khu vực này.
Theo báo cáo, Trung Quốc và Ấn Độ đồng thời trang bị MIRV cho tên lửa đạn đạo sẽ ảnh hưởng đến xu thế dự trữ hạt nhân toàn cầu.
Theo báo cáo, quan chức Ấn Độ đã cho biết, tên lửa xuyên lục địa đang nghiên cứu phát triển của Ấn Độ có thể lắp nhiều đầu đạn hạt nhân. Điều này cộng với việc Mỹ tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa ở khu vực Thái Bình Dương sẽ kích thích Trung Quốc triển khai tên lửa MIRV.
Theo quan chức Ấn Độ, việc nghiên cứu phát triển MIRV là để thực hiện mục tiêu chiến lược cụ thể, thường là để tăng số lượng lắp đầu đạn cho tên lửa, hoặc có thể tấn công nhiều mục tiêu hơn trong một lần bắn.
Những mục tiêu chiến lược này đều không phù hợp với chính sách răn đe tối thiểu của Ấn Độ, bởi vì điều này sẽ tăng mạnh dự trữ vũ khí, đánh dấu tư tưởng tác chiến chuyển sang hướng tấn công hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5 Ân Độ |
Báo cáo của Mỹ cho rằng, Mỹ, Nga và các nước khác được cộng đồng quốc tế ủng hộ kiểm soát vũ khí cần thông qua cắt giảm mạnh chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo và vũ khí MIRV để kiểm soát xu thế chạy đua này.
Báo cáo dự đoán, Trung Quốc đang sở hữu khoảng 250 đầu đạn hạt nhân, đồng thời còn sở hữu lượng nhỏ bom nguyên tử trang bị cho máy bay. Những đầu đạn hạt nhân này đều để trong tình trạng dự trữ, không lắp cho phương tiện bắn.
Pakistan có thể đã sản xuất 100-120 đầu đạn hạt nhân, còn Ấn Độ có thể đã sản xuất 90-110 đầu đạn hạt nhân. Nhưng, những nước này chưa triển khai chiến đấu thực tế. Báo cáo dự đoán, đến trước năm 2020, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ vượt Anh, tiếp cận Pháp. Điều này sẽ tùy thuộc vào Trung Quốc sản xuất và triển khai bao nhiêu tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 (ảnh do dân mạng tuyên truyền) |