Trung Quốc đang sử dụng hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu và chính sách hỗ trợ thúc đẩy ngư dân kéo ra Biển Đông vơ vét tài nguyên, xâm phạm vùng biển của các nước láng giềng. |
Bưu điện Hoa Nam ngày 29/7 đưa tin, trên đảo Hải Nam, một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc có trong tay một thiết bị công nghệ cao, hệ thống định vị vệ tinh cung cấp cho ông ta một liên kết trực tiếp với lực lượng Hải cảnh Trung Quốc. Một khi tàu của ông chạy vào vùng thời tiết xấu hoặc rủi có gặp gặp tàu tuần tra Philippines hay Việt Nam, chỉ cần nhấn nút khẩn cấp, Hải cảnh Trung Quốc sẽ nhanh chóng có mặt can thiệp.
Vào cuối năm ngoái, hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu cây nhà lá vườn của Trung Quốc đã được cài đặt trên hơn 50 ngàn tàu cá Trung Quốc, theo truyền thông chính thức nước này cho biết. Tại đảo Hải Nam, các tàu cá Trung Quốc chỉ phải chi trả không quá 10% chi phí mỗi chuyến ra Biển Đông, phần còn lại chính phủ sẽ thanh toán.
Học giả Mỹ: Bài học vụ giàn khoan 981, quyết tâm có thể thắng sức mạnh
(GDVN) - Bên có quyết tâm cao hơn vẫn có thể giành chiến thắng ngay cả khi là bên yếu hơn.
Đó là dấu hiệu rõ ràng của sự hỗ trợ tài chính ngày càng tăng mà chính phủ Trung Quốc dành cho ngư dân của họ để hối thúc những ngư dân này tiến sâu vào vùng biển các nước ven Biển Đông "tìm kiếm ngư trường mới" khi lượng cá vùng biển gần Trung Quốc đang ít dần. Chính quyền tỉnh Hải Nam cũng khuyến khích ngư dân của họ đưa tàu cá đến những "vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp". Chính phủ Trung Quốc sẽ trợ giá nhiên liệu cho những chuyến đi này.
Việc Bắc Kinh gắn các thiết bị vệ tinh cho tàu cá ra Biển Đông là dấu hiệu mạnh mẽ về tầm quan trọng của thủy sản đối với chế độ ăn uống của người Trung Quốc. Theo báo cáo năm nay của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, lượng cá tiêu thụ bình quân đầu người ở Trung Quốc là 35,1 kg, cao gấp đôi mức bình quân thế giới 18,9 kg.
"Các sản phẩm thủy hải sản quan trọng với thói quen ăn uống của người Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng đây là một cái gì đó mà hầu hết mọi người đã không tính đến khi nhìn vào các cuộc xung đột và tranh chấp. Khá là rõ ràng rằng các đội tàu cá Trung Quốc đang được chính phủ của họ khuyến khích đánh bắt trong các vùng biển tranh chấp", ông Alan Dupont, một giáo sư về an ninh quốc tế từ đại học New South Wales ở Úc cho biết.
Tàu cá Trung Quốc tập trung ở cảng Phương Đông đảo Hải Nam chuẩn bị kéo xuống Biển Đông đánh bắt (trái phép). |
"Tôi nghĩ rằng điều này bây giờ đã trở thành chính sách cơ hội, và chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích các đội tàu cá của họ làm điều này vì lý do chính trị cũng như kinh tế, thương mại", Alan Dupont bình luận. Với 16 vệ tinh trong quỹ đạo của Trung Quốc trên khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào cuối năm 2012 và kế hoạch phát triển hơn nữa, hệ thống Bắc Đẩu 19 tháng tuổi là một đối thủ đáng gờm của hệ thống định vị toàn cầu nổi trội của Mỹ và Glonass của Nga. Quân đội Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của Bắc Đẩu.
Hiện vẫn chưa rõ ngư dân Trung Quốc sử dụng hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu như thế nào để tìm kiếm sự giúp đỡ của chính phủ. Không ai trong số các ngư dân ở Đàm Môn, Hải Nam mà hãng Reuters phỏng vấn cho biết họ đã gửi tín hiệu cầu cứu như thế nào. Trong khi truyền thông Trung Quốc cho biết, ngư dân có thể sử dụng hệ thống này khi gặp phải các tàu tuần tra của Philippines và Việt Nam. Sau khi nhấn nút khẩn cấp, Hải cảnh Trung Quốc có thể định vị chính xác vị trí chiếc tàu cá thông qua hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu.
"Chính Trung Quốc đang thúc đẩy thay đổi ngầm, cơ bản ở Việt Nam"
(GDVN) - Người Việt ngày càng xem Trung Quốc là một nguy cơ gây bất ổn nếu không phải là một mối đe dọa. Rõ ràng Trung Quốc đã phớt lờ thông điệp xây dựng lòng tin.
Hệ thống này cũng cho phép các ngư dân Trung Quốc liên hệ với những tàu cá khác, gia đình hoặc bạn bè của họ. Tân Hoa Xã cho hay, trong tháng 5 vừa qua khi các nhà chức trách lên 1 tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động (trái phép) ở bãi Trăng Khuyết, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), tắt hệ thống định vị Bắc Đẩu là việc họ tiến hành đầu tiên. Trong khi đó 1 quan chức cảnh sát cấp cao Philippines nói rằng tàu cá Trung Quốc này không có hệ thống định vị vệ tinh.
Trương Kiệt, Phó Cục trưởng Cục Hải sự Hải Nam nói rằng ông không có thông tin chính xác về việc sử dụng hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu nhưng tuyên bố rằng các ngư dân Trung Quốc được khuyến khích đánh cá ở "bất kỳ vùng biển nào thuộc Trung Quốc".
Các cơ quan khác ở Hải Nam như Cục Ngư nghiệp, văn phòng quản lý hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã từ chối đưa ra bình luận xung quanh thông tin này.
Ông Tập Cận Bình xuống làng chài Đàm Môn cổ động ngư dân Trung Quốc kéo xuống Biển Đông chỉ 1 tuần sau khi nhậm chức Chủ tịch nước. |
Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào tháng 3 năm ngoái, Bắc Kinh đã uốn cong cơ bắp của mình ở Biển Đông, nơi họ tuyên bố "chủ quyền" với 90% của 3,5 triệu km vuông vùng biển này và ngang ngược tuyên bố họ có quyền thực hiện mọi điều họ cho là bình thường trong phạm vi đường lưỡi bò.
Một tuần sau khi trở thành Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận BÌnh đã có chuyến thăm bất ngờ đến làng chài Đàm Môn, nơi ông nói với ngư dân rằng chính phủ Trung Quốc sẽ làm nhiều hơn để bảo vệ họ khi họ đánh bắt ở "vùng biển tranh chấp". Một bức tranh cổ động đã được dựng lên đúng vị trí Tập Cận Bình tới thăm với hình ảnh ông gặp gỡ các ngư dân Trung Quốc.
"Trung Quốc dời giàn khoan để ngăn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo"
(GDVN) - Việt Nam không làm gì không có nghĩa là Trung Quốc sẽ dừng lại, bởi tham vọng của Bắc Kinh bành trướng lãnh thổ, cướp tài nguyên ở Biển Đông không hề thay đổi.
Một số ngư dân Trung Quốc cho biết các quan chức tỉnh Hải Nam khuyến khích họ xuống đánh bắt (trái phép) tại quần đảo Trường Sa xa xôi, cách Hải Nam khoảng 1100 km và họ sẽ được trợ cấp nhiên liệu cho mỗi chuyến đi với 1 chiếc tàu cá động cơ 500 mã lực, họ có thể nhận được 3000 tệ mỗi ngày.
Cuối tháng 2, công ty Đánh bắt cá Sơn Đông niêm yết trên thị trường chưng khoán Thượng Hải với doanh số bán hàng hải sản hàng năm lên tới 150 triệu USD công bố hạ thủy thêm 8 tàu cá dài 55 mét mới từ thành phố cảng Đông Phương trên đảo Hải Nam. Trên website của mình, công ty này cho biết động thái trên là để đáp ứng kêu gọi "bảo vệ (cái gọi là) chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông". 6 tuần sau, chính quyền thành phố Đông Phương cho biết công ty này sẽ nhận được 2 triệu tệ cho mỗi tàu.
Và theo sô liệu của Cảnh sát biển Việt Nam, tàu cá vỏ sắt Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam gần nơi giàn khoan 981 hạ đặt (trái phép) có số hiệu # 11202, con tàu này là một trong số các tàu của công ty Đánh bắt cá Sơn Đông đang được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn.