Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 31 tháng 7 dẫn tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 30 tháng 7 có bài viết cho rằng, Trung Quốc rút giàn khoan khỏi "vùng biển tranh chấp" (thực ra là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) đã gây ra một số tranh cãi thú vị, đến nay đa số tập trung vào nguyên nhân Bắc Kinh đưa ra quyết định này: Thời tiết xấu, Mỹ gây sức ép, nhiệm vụ hoàn thành...
Nhưng, những giải thích này đều tồn tại vấn đề nhất định, những vấn đề này cũng được phản ánh trong rất nhiều phân tích đối với động thái chiến lược của Trung Quốc hiện nay.
Thứ nhất là, quá chú ý đến tại sao Trung Quốc đưa ra quyết định rút giàn khoan. Rất nhiều người rơi vào phân tích chi tiết, trước hết là cảm thấy bất ngờ về việc đưa giàn khoan vào, hiện nay lại bất ngờ về việc rút giàn khoan đi. Thực ra, những điều này đều không có gì gây bất ngờ.
Các động thái những năm gần đây của Trung Quốc rõ ràng cho thấy họ sẽ áp dụng các hành động có vẻ như mạnh bạo để bảo vệ "toàn vẹn lãnh thổ" và "lợi ích cốt lõi". Cho rằng họ kiêu căng hoặc hung hăng, hùng hổ, xu thế chung đến nay đã rất rõ ràng: một chiến lược lớn và mới đang xuất hiện.
Trung Quốc khủng bố Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: đã đâm dẫ man và có ý định đâm chìm tàu kiểm ngư KN 951 của Việt Nam. |
Bài viết vừa đặt câu hỏi vừa tự trả lời: Trung Quốc chỉ rút trước một tháng, có gì khác? Điều này sẽ thay đổi kế hoạch lâu dài và quyết tâm xem Bắc Kinh thế nào của Việt Nam? Không có nhiều khả năng lắm. Trung Quốc sau này sẽ không tiếp tục di chuyển giàn khoan? Không có khả năng. Điều này sẽ làm thay đổi sự chuyển hướng châu Á của Mỹ? Đáng nghi ngờ.
Vì vậy, quá bận tâm đến nguyên nhân rút giàn khoan sẽ chỉ coi nhẹ vấn đề quan trọng hơn - trong vài năm tới, Biển Đông sẽ có nhiều giàn khoan hơn (của Trung Quốc).
Thứ hai là, quan tâm quá mức đến quyết định chính sách ngoại giao cụ thể của Trung Quốc, giống như tục ngữ nói "chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng".
Rất nhiều người cho rằng, chính sách ngoại giao của Bắc Kinh về bản chất là phản ứng bị động, thiếu tính liên tục, do phải ứng phó với các loại nguy cơ, thể hiện được cái này mất cái kia. Nhưng, loại quan điểm này đã đánh giá thấp chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
Trung Quốc khủng bố tàu Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: Đâm chìm tàu cá của Việt Nam, ngăn chặn không cho cứu ngư dân của tàu cá này. |
Ở trong nội bộ Trung Quốc cũng có người giữ thái độ hoài nghi. Nhưng họ không thể nhìn thấy, chiến lược được tính toán cẩn thận có ý nghĩa vĩ mô, phản ứng bị động ở cấp độ vi mô và sự không phối hợp ở mức độ nhất định, thực ra hoàn toàn không mâu thuẫn.
Một khả năng thực sự là, Trung Quốc đã thiết kế tốt chiến lược lớn cho 20-30 năm tới để thúc đẩy lợi ích quốc gia. Được gọi là "trỗi dậy/phát triển hòa bình" hoặc "giấu mình". Bất kể thế nào, quan trọng là đã có mục tiêu rõ ràng đối với việc muốn thực hiện cái gì và thực hiện như thế nào.
Nhưng, cũng có khả năng Bắc Kinh còn chưa rõ lắm đối với phương thức cần thực hiện chiến lược lớn như thế nào, bởi vì việc xây dựng chính sách ngoại giao liên quan đến rất nhiều bên tham gia, họ có kỹ năng khác nhau và có các lợi ích riêng. Đây chính là lý do tại sao ngoại giao Trung Quốc có khi đem lại ấn tượng không thống nhất và mâu thuẫn lẫn nhau cho người ngoài.
Nói tóm lại, nguyên nhân Bắc Kinh quyết định rút giàn khoan hoàn toàn không quan trọng như vậy, điều quan trọng là kế hoạch chiến lược lâu dài của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với quan hệ với các nước láng giềng. Đến nay có thể đưa ra 2 dự đoán: (1) Giàn khoan Trung Quốc quay trở lại; (2) Việt Nam sẽ tiếp tục ngăn cản các nỗ lực và tham vọng của Trung Quốc.
Giàn khoan 981 của Trung Quốc vừa hạ đặt phi pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam |