Diễn đàn thương mại Mỹ-châu Phi ngày 5 tháng 8 năm 2014 |
Ngày 6 tháng 8, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, Mỹ sẽ trợ giúp các nước châu Phi thành lập một lực lượng phản ứng nhanh để hỗ trợ cho hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi.
Theo hãng AFP ngày 6 tháng 8, sau hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo châu Phi tổ chức tại Washington, Tổng thống Obama cho biết, lực lượng này có thể được điều động nhanh chóng để hỗ trợ cho hoạt động gìn giữ hòa bình ở châu Phi, được Liên hợp quốc trao quyền. Trong cuộc họp báo, ông Obama nói: "Chúng tôi sẽ triển khai hợp tác với 6 quốc gia đã từng có kỷ lục gìn giữ hòa bình".
Ông cho biết: "Chúng tôi sẽ mời các nước ngoài châu Phi cùng chúng tôi ủng hộ sự hợp tác này, bởi vì quan hệ thành bại của gìn giữ hòa bình châu Phi có liên quan đến lợi ích của toàn thế giới".
Tổng thống Obama cho rằng, 6 nước châu Phi tham gia những nỗ lực này sẽ là Ethiopia, Ghana, Rwanda, Senegal, Tanzania và Uganda. Ethiopia và Rwanda đều đã áp dụng cách tiếp cận tích cực đối với việc giải quyết cuộc xung đột ở khu vực, nhưng Mỹ từng tiến hành phê phán hai nước về vấn đề nhân quyền.
Ông Obama không cho biết cụ thể lực lượng gìn giữ hòa bình này sẽ có quan hệ thế nào với hoạt động gìn giữ hòa bình hiện có của Liên minh châu Phi.
Chính phủ Mỹ cam kết đầu tư 33 tỷ USD cho châu Phi |
Theo hãng Reuters ngày 6 tháng 8, Mỹ trong ngày tuyên bố, có kế hoạch chi 110 triệu USD/năm trong 3 - 5 năm tới để giúp các nước châu Phi xây dựng lực lượng gìn giữ hòa bình có thể nhanh chóng triển khai để ngăn chặn mối đe dọa của các phần tử vũ trang và ứng phó các cuộc khủng hoảng khác.
Quan chức Mỹ cho biết, Tổng thống Obama đã đồng thời tuyên bố một kế hoạch khác, đó là Mỹ sẽ đầu tư trước 65 triệu USD để hỗ trợ các cơ quan an ninh của Ghana, Kenya, Mali, Niger, Nigeria và Tunisia.
Mỹ có kế hoạch thành lập lực lượng phản ứng nhanh với 6 nước đối tác trong đó có Senegal, những lực lượng này sẽ chuẩn bị trở thành một phần các hành động của Liên hợp quốc hoặc Liên minh châu Phi.
Tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Barack Obama nói: "Mỹ hoàn toàn không có tham vọng để lại một dấu chân lớn ở nội bộ châu Phi, điều chúng tôi hy vọng bảo đảm thực hiện được là cùng châu Phi và quốc gia riêng biệt hợp tác để tăng cường thực lực của họ".
Mỹ hỗ trợ xây dựng lực lượng phản ứng nhanh châu Phi |
Một quan chức Chính phủ Mỹ nói: "Chúng tôi đã nhìn thấy khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình ứng phó khủng hoảng ở châu Phi - khu vực rộng lớn này, nhưng họ vẫn thiếu sự ủng hộ mang tính hệ thống để triển khai nhanh chóng hơn và duy trì tốt hơn khả năng của họ sau triển khai".
Từ Somalia đến khu vực Sahel, Mỹ đã ngày càng ủng hộ người châu Phi tấn công các phần tử vũ trang Hồi giáo, đồng thời tránh trực tiếp can thiệp vào các cuộc xung đột này. Mỹ cho biết đã huấn luyện trên 250.000 quân nhân và cảnh sát châu Phi để phục vụ cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi.
Khoản tiền mới sẽ bắt đầu đầu tư trong năm tài khóa tới sau tháng 10. Những khoản tiền này sẽ trực tiếp dùng để bảo đảm tăng cường khả năng ứng phó nhanh chóng đối với các cuộc khủng hoảng bất ngờ của các nước châu Phi.
Hãng tin Agencia EFE ngày 6 tháng 8 cho rằng, Tổng thống Mỹ Obama ngày 6 tháng 8 tuyên bố, Mỹ sẽ hợp tác với các nước Ghana, Senegal, Tanzania, Rwanda của châu Phi, trợ giúp các nước châu Phi thành lập một lực lượng gìn giữ hoà bình phản ứng nhanh.
Binh sĩ Nam Xu-đăng đang tuần tra (ảnh minh họa) |
Tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh, ông Barack Obama đã tuyên bố thông tin này. Ông còn cho biết, Mỹ sẽ mời nhiều nước hơn tham gia kế hoạch này. Đồng thời, ông Obama nhấn mạnh, toàn thế giới đều vui mừng nhìn thấy châu Phi duy trì cục diện hòa bình, ổn định. Trong khi đó, lực lượng thành lập mới này sẽ cung cấp chi viện cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi.
Từ khi ông Barack Obama bước vào Nhà Trắng đến nay, Mỹ đã cung cấp hỗ trợ tài chính gần 9 tỷ USD cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở châu Phi.
Ngoài tuyên bố thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình, ông Obama còn bày tỏ chúc mừng đối với thành tựu của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần đầu tiên.
Hãng AP ngày 6 tháng 8 dẫn lời ông Barack Obama cho biết, một châu Phi mới mẻ, thịnh vượng hơn đang trỗi dậy, cho dù đại lục này đối mặt với thách thức nghiêm trọng. Ngày 6 tháng 8, ông Obama đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh chưa từng có được tổ chức với vài chục nhà lãnh đạo châu Phi.
Quân đội Mỹ huấn luyện cho quân đội Mali chống khủng bố |
Tổng thống Barack Obama cho biết, Mỹ và các nước châu Phi sẽ nỗ lực để Hội nghị thượng định Mỹ-châu Phi trở thành hoạt động mang tính thường xuyên. Ông nói, Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng ủng hộ đối với các kế hoạch hành động có liên quan để cải thiện y tế công, tình hình cung cấp điện và cơ hội kinh tế của châu Phi.
Ông Obama nói: "Châu Phi phải hiểu rõ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ luôn là đối tác hợp tác mạnh mẽ và đáng tin cậy".
Cũng trong ngày, ông Obama kêu gọi các nước châu Phi áp dụng các biện pháp mạnh mẽ, ứng phó với các vấn đề tiêu cực chính phủ, an ninh và y tế có thể ngăn chặn sự phát triển kinh tế của châu Phi.