Luyện ứng xử khi “gặp nhau bất ngờ”
Trang mạng Cri online Trung Quốc ngày 9 tháng 8 đưa tin, ngày 8 tháng 8, trên đường đi qua San Diego, biên đội tàu chiến tham quan Hải quân Trung Quốc đã cùng biên đội tàu chiến Hải quân Mỹ triển khai diễn tập liên hợp về “quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển” ở Đông Thái Bình Dương.
Chỉ huy biên đội Trung Quốc Thẩm Kim Long cho biết, thông qua diễn tập, đã hiểu rõ trình tự tổ chức chỉ huy và phương pháp thực hiện quy tắc này, đã giảm hiểu nhầm, phán đoán nhầm khi các hoạt động quân sự trên biển, trên không của các nước “gặp nhau bất ngờ” trong thời bình.
Năm 2013, tàu chiến Hải quân Trung Quốc thăm Hawaii và tập trận chung với Hải quân Mỹ (ảnh minh họa) |
Theo bài báo, biên đội tàu chiến Trung Quốc đã triển khai diễn tập nhiều bối cảnh với tàu tuần dương tên lửa USS Lake Champlain và tàu tuần duyên USS Independence của Hải quân Mỹ.
Được biết, “Quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển” được chính thức thông qua tại Hội nghị thường niên Diễn đàn hải quân Tây Thái Bình Dương lần thứ 14 tổ chức tại Thanh Đảo, Trung Quốc vào tháng 4 năm 2014. Quy tắc này đã đưa ra các quy định khi tàu chiến, máy bay hải quân gặp nhau bất ngờ trên biển như trật tự an ninh trên biển, trình tự thông tin, tín hiệu ngôn ngữ đơn giản, hướng dẫn cơ động cơ bản.
Tháng 7 năm 2014, trong chuyến thăm Trung Quốc, khi hội đàm với Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Đô đốc Jonathan Greenert đã đề xuất cần tăng cường vận dụng thực tế “Quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển”.
Chỉ huy biên đội tàu chiến Trung Quốc Thẩm Kim Long cho biết, trong thời gian đi qua San Diego, Hải quân Mỹ cử 2 tàu chiến cùng đi qua và cùng biên đội Trung Quốc tiến hành cuộc diễn tập nêu trên, đây là hoạt động thực tiễn cụ thể thể hiện tích cực thực hiện thành quả hội đàm giữa lãnh đạo cấp cao hải quân hai bên, đồng thời có ý nghĩa tích cực đối với “bảo vệ an ninh, ổn định khu vực”.
Nhìn vào tình hình diễn tập liên hợp, quy tắc này đã cung cấp bảo đảm cơ chế và hiệp đồng với nhau để làm giảm hiểu nhầm, phán đoán nhầm khi “gặp nhau bất ngờ” của các hoạt động quân sự trên biển, trên không giữa các nước trong thời bình, có ý nghĩa tích cực đối với bảo vệ an ninh, ổn định khu vực.
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương: Tàu khu trục và tàu tấn công đổ bộ Mỹ (ảnh minh họa) |
Mỹ-Nhật hợp tác phát triển tàu lặn không người lái theo dõi Hải quân Trung Quốc
Theo trang mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Quân đội Mỹ đạt được đồng thuận về hợp tác phát triển tàu lặn không người lái có thể tiến hành cảnh giới, theo dõi dưới nước liên tục trong 1 tháng/1 lần nạp điện.
Đối với Hải quân Trung Quốc – lực lượng đẩy nhanh phát triển hiện đại hóa tàu ngầm, Mỹ và Nhật Bản có ý định sử dụng tàu lặn không người lái để tiến hành thu thập tin tức tình báo.
Theo bài báo, tàu lặn không người lái này dài khoảng 10 m, dự kiến sẽ tự chủ hoạt động 30 ngày ở vùng biển chạy thử chỉ định, rồi quay trở về. Ở dưới nước, tàu này sẽ dựa vào thiết bị định vị thủy âm, tiến hành cảnh giới, theo dõi và thu thập tin tức tình báo. Tàu này tạm thời sẽ không trang bị các loại vũ khí như ngư lôi.
Để nghiên cứu phát triển tàu lặn không người lái này, điều quan trọng nhất là nghiên cứu phát triển được pin nhiên liệu tính năng cao không lệ thuộc vào không khí và có thể giúp cho tàu lặn hoạt động liên tục trong thời gian dài. Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch chi 2,6 tỷ yên (khoảng 26 triệu USD) trong giai đoạn 2014 – 2018 để nghiên cứu phát triển loại pin này.
Hình ảnh này được cho là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 của Hải quân Trung Quốc (ảnh minh họa) |
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Nhật Bản ban đầu có kế hoạch tự nghiên cứu phát triển chương trình này, nhưng Hải quân Mỹ bày tỏ mối quan tâm rất lớn đối với chương trình này và bắt đầu đàm phán để hai bên hợp tác nghiên cứu phát triển.
Làm thế nào để dự trữ nhiều hơn khí hydro và ô xy cùng với tiến hành phản ứng có hiệu quả là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu pin nhiên liệu hiện nay. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, Mỹ có công nghệ dự trữ hydro tương đối tiên tiến, trong khi đó, doanh nghiệp Nhật Bản đã nắm được công nghệ phát điện tốt, hợp tác phát triển sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích rất lớn.
Tàu ngầm Mỹ bị Nga phát hiện và xua đuổi
“Đài tiếng nói nước Nga” ngàg 9 tháng 8 đưa tin, Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga ngày 9 tháng 8 tuyên bố, vào ngày 7 tháng 8 ở biển Barents, họ đã phát hiện một tàu ngầm nước ngoài và xua đuổi nó ra khỏi hải phận của Nga.
Theo bài báo, lực lượng được điều đến vùng biển phía tây thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và theo dõi gồm cụm tấn công săn ngầm và máy bay săn ngầm IL-38 đã tiếp xúc với chiếc tàu ngầm nước ngoài này với thời gian dài khoảng 27 phút, sau đó, tàu ngầm này rời đi. Theo suy đoán, đây là tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Hải quân Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Hải quân Mỹ (ảnh minh họa) |
Loại hành động này của tàu ngầm NATO ở biển Barents nhiều lần gây ra sự cố nguy hiểm trong hoạt động. Có một quan điểm chủ yếu cho rằng, nguyên nhân khiến cho tàu ngầm hạt nhân Kursk chìm là va chạm với tàu ngầm hạt nhân Toledo của Hải quân Mỹ.