Mỹ cung cấp vũ khí cho người Kurd đối phó "Nhà nước Hồi giáo"
Hãng AFP ngày 11 tháng 8 đưa tin, nguồn tin từ ngành an ninh cho biết, các phần tử thánh chiến Hồi giáo ngày 11 tháng 8 đánh bại tổ chức chiến binh tự do Kurd ở thị trấn nhỏ Jalawla, Iraq, trong cuộc giao tranh ác liệt 2 ngày đã giết chết ít nhất 10 người.
Các chiến binh tự do người Kurd ở Iraq |
Một quan chức cảnh sát địa phương cấp cao cho biết: "Sau khi xung đột với tổ chức chiến binh tự do Kurd kéo dài 2 ngày, các phần tử thánh chiến Hồi giáo sáng sớm ngày 11 đã chiếm toàn bộ thị trấn Jalawla".
Theo hãng AP ngày 11 tháng 8, quan chức cấp cao Mỹ cho biết, chính quyền Obama đã bắt đầu trực tiếp cung cấp vũ khí cho đội quân người Kurd. Người Kurd trước đó đã liên tiếp phải tháo chạy khi tác chiến với thế lực "Nhà nước Hồi giáo".
Trước đó, Mỹ kiên trì bán vũ khí cho chính phủ Iraq. Quan chức trên không tiết lộ cụ thể tổ chức nào của Mỹ đang cung cấp vũ khí và cung cấp loại vũ khí nào.
Hãng AFP ngày 11 tháng 8 cho hay, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10 tháng 8 cho biết, Mỹ đã sơ tán một số nhân viên ở thành phố Erbil, Iraq do người Kurd kiểm soát, hành động này là xuất phát từ mục đích "thận trọng". Hiện nay, các phần tử hiếu chiến Hồi giáo đang phát động tấn công đối với khu vực này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf xác nhận trong một tuyên bố, Mỹ đã "điều số lượng nhất định nhân viên từ lãnh sự quán Erbil tới lãnh sự quán Basra (miền nam Iraq) và cơ quan chi viện phía sau cho Iraq ở Amman, Jordan".
Các chiến binh tự do người Kurd ở Iraq |
Theo AFP ngày 10 tháng 8, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ngày 10 cho biết, Pháp đang cân nhắc tham vấn với đối tác EU cung cấp vũ khí cho người Kurd ở Iraq chống lại các phần tử thánh chiến "Nhà nước Hồi giáo".
Trên đài truyền hình Pháp, ông Laurent Fabius nói: "Bất kể thế nào, họ phải thông qua phương thức được nắm chắc để có được trang bị có thể giúp họ bảo vệ mình và tiến hành đáp trả".
Đồng thời, Ngoại trưởng Pháp cho rằng, Iraq cần thành lập một “chính phủ liên hợp rộng rãi” để tấn công các phần tử vũ trang cực đoan tôn giáo, ngăn chặn họ chiếm lấy lãnh thổ và chia cắt chủ quyền.
Khả năng tham chiến Iraq của Anh
Ngày 8 tháng 8, Phòng tin vắn, Văn phòng nội các Anh (COBRA) tổ chức hội nghị khẩn cấp bàn về tình hình Iraq. Nguồn tin cho biết, nếu tình hình Iraq xấu đi, Quân đội Anh có thể tham chiến. “Chúng tôi lo ngại nhìn thấy tình hình diệt chủng xuất hiện. Trong tình hình đó, chúng tôi có thể không từ chối bằng lời nói nữa”.
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon ngày 8 tháng 8 tuyên bố, tạm thời sẽ không tham gia hành động tấn công quân sự đối với Iraq của Mỹ; nhưng Anh sẽ hỗ trợ Mỹ tiến hành giám sát, tiếp tế vật tư khẩn cấp trị giá 8 triệu bảng Anh cho dân tị nạn của chiến tranh Iraq. “Chúng tôi hiện đã quyết định, ủng hộ Mỹ trong các hành động nhân đạo”.
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet Hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay tiến hành không kích Iraq |
Trước đó, ngày 8 tháng 8, Thủ tướng Anh David Cameron bày tỏ hoan nghênh với quyết định tiến hành không kích “định điểm” của Mỹ ở Iraq. Ông còn bày tỏ “rất lo ngại” về tình hình Iraq và tình cảnh người dân Iraq hiện nay, đồng thời lên án mạnh mẽ các phần tử khủng bố “Nhà nước Hồi giáo”.
Ngày 11 tháng 8, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, từ khi Mỹ bắt đầu tiến hành không kích đối với các mục tiêu của tổ chức cực đoan Iraq vào ngày 8 tháng 8 đến nay, Mỹ đã tổng cộng tiến hành 15 lần không kích “định điểm”.
Trung tướng lục quân William Mayville cùng ngày cho biết, các cuộc không kích “định điểm” của Quân đội Mỹ đã ngăn chặn có hiệu quả các hành động của ISIS tại khu vực Erbil và Sinjar, miền bắc Iraq. Các loại máy bay chiến đấu của không, hải quân Mỹ như F-15E, F/A-18 Super Hornet, MQ-1 Predator đã tham gia nhiệm vụ không kích.
Theo William Mayville, Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho chính phủ Iraq và lực lượng vũ trang người Kurd. Ngoài ra, Quân đội Mỹ không kích lấy tự phòng thủ làm mục tiêu, vì vậy sẽ không mở rộng phạm vi tấn công.
Người dân tộc thiểu số Yazidi của Iraq đang bị lực lượng vũ trang ISIS Iraq bao vây |
Mỹ và đồng minh tăng cường viện trợ nhân đạo cho Iraq
Được biết, hiện nay, có hơn 50.000 người Yazidi bị vây hãm ở núi Sinjar, trong đó ít nhất có 56 trẻ em bị chết do đói khát. Đối với vấn đề này, trong mấy ngày qua, Mỹ, Anh và Pháp đã lần lượt triển khai cứu trợ nhân đạo. Hiện nay, hơn 20.000 người Yazidi đã chạy thoát sang Syria.
Ngoài ra, theo báo chí Canada, ngày 10 tháng 8, chính phủ Canada tuyên bố, họ cũng sẽ cung cấp viện trợ nhân đạo 5 triệu USD cho Iraq, trợ giúp Iraq chống lại các cuộc tấn công của các phần tử thánh chiến tổ chức cực đoan ISIS.
Phương án viện trợ bao gồm phân phát thức ăn, dụng cụ y tế, thiết bị nhà bếp, chăn, mền, lều vải, các vật dụng cơ bản khác. Đồng thời, Canada còn cho biết, sẽ tiến hành sửa chữa gấp các công trình cơ bản của Iraq như cấp nước và tiêu độc, đồng thời cải thiện kênh thu thông tin cho Iraq.
Người đứng đầu Cơ quan phát triển quốc tế Canada Christian Paradis cho biết, Canada tiếp tục hỗ trợ người dân Iraq trong thời điểm khó khăn, đồng thời sẽ tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ với đồng minh, để xác định cách thức tiếp tục đáp ứng tốt nhất nhu cầu của dân thường Iraq, nhất là nhu cầu của nhóm thiểu số tôn giáo.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ Tân Tổng thống Iraq Fuad Musam |
Canada cho biết, trong 2 tháng qua, khoảng 850.000 người rời khỏi Iraq. Từ đầu năm 2014 đến nay, số người Iraq sống lang thang đã lên tới 1.400.000 người; trong thời gian đó, Canada cung cấp viện trợ nhân đạo cho Iraq trên 16 triệu USD.
Mỹ ủng hộ Tổng thống Iraq bổ nhiệm Thủ tướng mới
Theo tờ “Tin tức Trung Quốc”, trong buổi họp có sự tham dự của các thành viên chủ chốt của khối người Shiite ở Quốc hội ngày 11 tháng 8, Tổng thống người Kurd Fuad Masum đã cử ông Haider al-Abadi thay thế vị trí Thủ tướng của ông Nouri al-Maliki và thành lập chính phủ mới, khiến cho ông Maliki bất mãn. Cuộc tranh giành quyền lực nội bộ ở Iraq xuất hiện.
Được biết, ông Maliki đã lên án Tổng thống Fuad Masum trì hoãn cử ông liên nhiệm Thủ tướng, tuyên bố kiện ông Fuad Masum vi phạm Hiến pháp. Trong khi đó, lực lượng an ninh trung thành với ông Maliki đang tăng cường triển khai ở Thủ đô Baghdad.
Đối với vấn đề này, Mỹ mạnh mẽ can thiệp, tuyên bố ủng hộ ông Fuad Masum và sẽ theo dõi chặt chẽ khả năng xảy ra chính biến ở Baghdad.
Ông Maliki và ông Haider al-Abadi |
Được biết, vào tháng 4 năm 2014, Iraq tổ chức bầu cử Quốc hội, Liên minh quốc gia pháp trị do ông Maliki lãnh đạo đã giành thắng lợi với 92 số phiếu, đồng thời cùng chính đảng phái Shiite khác thành lập “Liên minh toàn quốc”, nắm số ghế quá bán.
Cuối tháng trước, Quốc hội Iraq chọn ông Fuad Masum làm Tổng thống, theo Hiến pháp thì trong vòng 15 ngày, ông Fuad Masum chỉ định đảng lớn nhất của Quốc hội đề cử Tân Thủ tướng và thành lập nội các, nhưng ông Masum trì hoãn không cho ông Maliki thành lập nội các, gây bất mãn cho ông Maliki.
Năm 2006, ông Maliki được Mỹ giúp đỡ lên làm Thủ tướng, trong nhiệm kỳ đã bị lên án thực hiện chính sách kỳ thị với dòng Sunni, quan hệ với Khu tự trị người Kurd rất xấu, làm cho lực lượng vũ trang cực đoan dòng Sunni có cơ hội trỗi dậy, gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay.
Gần đây, các nước phương Tây như Mỹ tăng cường gây sức ép với ông Maliki, nhiều đảng phái của “Liên minh toàn quốc” cũng phản đối ông Maliki tái cử.
Ngày 10 tháng 8, ông Maliki với thái độ cứng rắn tuyên bố không có ý định từ bỏ chức Thủ tướng, đồng thời lên án ông Fuad Masum không thực hiện trách nhiệm là “chính biến đối với Hiến pháp”. Hoạt động canh phòng an ninh ở Baghdad được tăng cường, nhất là phạm vi xung quanh trung tâm thành phố.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry |
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, ủng hộ toàn diện Tổng thống Fuad Masum và kêu gọi ông Maliki “không nên gây phiền phức”. Ông cho rằng, Maliki hoàn toàn không phải là người được chọn làm Thủ tướng trong mắt của dòng Shiite. Sau đó, ông Fuad Masum đã cử ông Haider al-Abadi làm Thủ tướng.
Đài truyền hình quốc gia Iraq cho biết, ngày 11 tháng 8, ông Fuad Masum ký lệnh bổ nhiệm và giao cho ông Haider al-Abadi thành lập chính phủ mới có nền tảng rộng rãi, ông Haider al-Abadi cảm ơn và cam kết sẽ nhanh chóng hoàn thành công tác thành lập nội các trong vòng 1 tháng theo quy định của Hiến pháp. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden khen ngợi Iraq bổ nhiệm Thủ tướng mới là “cột mốc quan trọng”.
Ông Maliki thông qua người nhà bày tỏ việc đề cử này vi phạm Hiến pháp, từ chối chấp nhận ông Haider al-Abadi làm Thủ tướng, tuyên bố sẽ kiện lên Tòa án liên bang.
Đối với vấn đề này, Mỹ lựa chọn đứng về phía ông Haider al-Abadi. Sáng ngày 11 tháng 8, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden gửi điện chúc mừng ông Fuad Masum và ông Haider al-Abadi, bày tỏ sự “ủng hộ hoàn toàn” của Mỹ đối với vai trò người bảo vệ Hiến pháp của ông Fuad Masum, chúc mừng ông Haider al-Abadi được đề cử làm Thủ tướng, ca ngợi Iraq đã thực hiện “cột mốc quan trọng” này. Ông Biden đồng ý duy trì trao đổi thường xuyên với ông Haider al-Abadi.
Mỹ quay lưng lại với Thủ tướng Iraq Maliki |
Ngoài ra, ngày 11 tháng 8, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thúc giục Iraq nhanh chóng thực hiện quá độ chính trị, nhấn mạnh người được đề cử giữ chức Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi thay thế ông Maliki là một “tiến bộ đáng mừng”. Ông Obama tuyên bố, ông sẽ gia tăng mức độ ủng hộ đối với chính phủ mới, từ đó gia tăng tấn công đối với các phần tử vũ trang dòng Sunni.
Barack Obama nói: “Trong tương lai sẽ có thời khắc khó khăn. Chúng tôi chuẩn bị hợp tác với Iraq bất cứ lúc nào, cùng tấn công những thế lực khủng bố này”. Sự ủng hộ của Mỹ đối với chính phủ mới tùy thuộc vào họ có thể tập hợp được các phe phái trong nước hay không, đoàn kết chống lại các phần tử vũ trang.
Tổng thống Mỹ Obama còn nhấn mạnh, sự can thiệp của Quân đội Mỹ không thể giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng Iraq. “Then chốt của giải quyết cuộc khủng hoảng Iraq là xây dựng một chính phủ độc lập, bao dung” – ông Obama nói.