Mô hình tàu ngầm Amur-1650 Nga |
Anatoly Isaikin cho biết, do còn có rất nhiều việc phải làm, vì vậy lúc nào ký kết hợp đồng bán loại tàu ngầm tiên tiến này cho Trung Quốc thì chưa có thời gian biểu cụ thể .
Nhiều năm trước, Trung Quốc từng mua một lô tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Nga. Nhưng, tàu ngầm Amur-1650 kiểu mới có tính năng chạy êm và ẩn náu tốt hơn. Ngoài ra, ngư lôi và tên lửa của loại tàu ngầm này có thể lần lượt phóng loạt đối với các mục tiêu trên mặt nước và trên bờ biển.
Báo chí Nga hai năm gần đây đã nhiều lần đưa tin về việc Trung Quốc có ý định mua tàu ngầm Amur-1650. Theo bài báo, Trung Quốc có kế hoạch mua sắm tổng cộng 4 tàu ngầm loại này. 2 chiếc sẽ chế tạo tại Nga, 2 chiếc còn lại sẽ chế tạo tại Trung Quốc.
Anatoly Isaikin hoàn toàn không tiết lộ các chi tiết khác của giao dịch tàu ngầm Amur-1650. Nhưng, đây là lần đầu tiên quan chức Nga xác nhận hai nước thực sự đang thảo luận giao dịch tàu ngầm này.
Một số nhà phân tích quân sự Nga cho rằng, trừng phạt và quan hệ với phương Tây xấu đi có thể làm cho các giao dịch vũ khí giữa Nga-Trung trong tương lai trở nên linh hoạt hơn. Khi bán một số vũ khi trang bị tiên tiến cho Trung Quốc trước đây, Nga từng do dự không quyết, nhưng sự thay đổi của tình hình quốc tế sẽ làm cho hai bên dễ đạt được giao dịch hơn.
Mô hình tàu ngầm Amur-1650 Nga |
Đồng thời, Nga cũng tích cực hơn trong việc tiếp thị các loại vũ khí trang bị ra thị trường quốc tế. Cuộc thi xe tăng quốc tế có Quân đội Trung Quốc tham gia đã khai mạc ở ngoại ô Moscow vài tuần trước.
Một mục đích của cuộc thi xe tăng quốc tế lần này do Nga tổ chức chính là phô diễn xe tăng và các trang bị lục quân khác của Nga cho thị trường quốc tế.
Nga-Trung sẽ hợp tác nghiên cứu chế tạo trực thăng hạng nặng?
Cũng về hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga, trang mạng Đài tiếng nói nước Nga gần đây dẫn lời Tổng giám đốc Mikheyev của Russian Helicopters nói tại Triển lãm hàng không vũ trụ Farnborough Anh, cho biết, có khả năng trong tương lai không xa ký kết với Trung Quốc thỏa thuận hợp tác nghiên cứu chế tạo và sản xuất máy bay trực thăng hạng nặng.
Chuyên gia Cashin, Trung tâm phân tích công nghệ và chiến lược Nga cho rằng, yêu cầu của hai bên đối với máy bay trực thăng hạng nặng tương lai lúc ban đầu có sự khác biệt tương đối lớn, Trung Quốc nhiều lần thay đổi yêu cầu, hơn nữa Nga không muốn chuyển nhượng quá nhiều công nghệ.
Cashin nói, quan điểm hợp tác sản xuất máy bay trực thăng hạng nặng Trung-Nga nảy sinh từ trận động đất Tứ Xuyên năm 2008. Khi đó, máy bay trực thăng nặng nhất trên thế giới - máy bay Mi-26 của Nga đã tham gia công tác cứu nạn.
Máy bay trực thăng hạng nặng Mi-26 do Nga chế tạo |
Lúc bắt đầu đàm phán, quan điểm của hai bên đối với chương trình hợp tác tương lai đã xuất hiện bất đồng rõ rệt, Nga ban đầu chỉ hy vọng Trung Quốc trong tương lai tham gia vào thực hiện chương trình máy bay trực thăng hạng nặng Mi-46 của Nga, nhưng điều này không được Trung Quốc ủng hộ.
Nhưng, trong giai đoạn đầu đàm phán, hai bên còn thỏa thuận: Máy bay trực thăng mới sẽ không phải là phiên bản nâng cấp của Mi-26, bởi vì nó quá nặng lại rất quý. Những năm gần dây, Trung Quốc vẫn mua Mi-26, từ năm 2008 đến nay đã mua 3 chiếc, cách đây không lâu đã tiếp tục ký hợp đồng mua 1 chiếc.
Mi-26 không trang bị cho Không quân Trung Quốc, hai công ty hàng không Cáp Nhĩ Tân và Thanh Đảo chỉ sử dụng nó để hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt như dập lửa, cứu viện và vận tải.
Ông Cashin cho biết, Trung Quốc bày tỏ quan âm tới máy bay trực thăng nhẹ hơn, đơn giản hơn, nhưng đã nhiều lần thay đổi yêu cầu, từng yêu cầu trọng lượng cất cánh của máy bay trực thăng hạng nặng tương lai trên 20 tấn, 30 tấn, thậm chí lớn hơn, có khả năng là do các cơ quan khác nhau của Trung Quốc không đạt được ý kiến thống nhất.
Đường biên giới của Trung Quốc thường phải vượt qua núi cao, sa mạc và có "rất nhiều biển đảo", cho nên công dụng quân sự của máy bay trực thăng rất rõ rệt, song chương trình hợp tác Trung-Nga về hình thức được xem là chương trình dân dụng đơn thuần, không có tính chất là chương trình hợp tác quân sự.
Máy bay trực thăng hạng nặng Mi-26 do Nga chế tạo |
Cashin cho rằng, căn cứ vào tuyên bố của người phát ngôn Công ty TNHH cổ phần khống chế quốc tế công nghệ hàng không Trung Quốc để phán đoán, Trung Quốc hy vọng cuối cùng dựa vào viện trợ của Nga, độc lập sản xuất máy bay trực thăng hạng nặng.
Trong khi đó, công ty trực thăng Russian Helicopters Nga cho rằng, hai bên cần tham gia bình đẳng, hơn nữa các bên cần phụ trách đối với nguyên kiện (phụ tùng, thiết bị) máy bay trực thăng có ưu thế công nghệ của mình, điều này sẽ làm cho chuyển nhượng công nghệ của Nga đối với Trung Quốc giảm tối đa, đương nhiên sẽ không làm cho người Trung Quốc hài lòng. Mặt khác, công ty Russian Helicopters Nga không thể tạo ra đối thủ cạnh tranh cho chính mình.
Hơn nữa, thị trường chủ yếu của máy bay trực thăng hạng nặng trong tương lai thuộc về Trung Quốc, nhu cầu máy bay trực thăng hạng nặng của Nga ít hơn nhiều, máy bay trực thăng hạng nặng Mi-26 hiện có và sắp mua đã có thể cơ bản đáp ứng nhu cầu của Nga.
Cashin cuối cùng cho biết, khi thăm Bắc Kinh vào tháng 5 năm 2014, Tổng thống Nga Putin đã tạo thêm sức sống mới cho đàm phán máy bay trực thăng mới của hai bên, nhưng tạm thời còn rất khó nói, loại "sức sống" về chính trị này phải chăng đủ để nhanh chóng khắc phục được bất đồng vốn có của hai bên hay không, hai bên còn cần tiến hành tham vấn tích cực.
Máy bay trực thăng Mi-26 Nga |