Mỹ có bỏ cấm vận vũ khí thì Việt Nam cũng không thể mua nhiều?

19/08/2014 10:56
Việt Dũng
(GDVN) - Khả năng kiểm soát, khả năng điều động binh lực của vịnh Cam Ranh đối với bất cứ hòn đảo, đá ngầm nào ở Biển Đông đều cao hơn bất cứ căn cứ hải quân nào của TQ
 

Mỹ vẫn nhớ đến quân cảng Việt Nam

Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)

Mỹ có bỏ cấm vận vũ khí thì Việt Nam cũng không thể mua nhiều? ảnh 2

"Chưa có bao giờ cần đến truyền thông như bây giờ"

(GDVN) - Chưa có bao giờ, để phát động hay ngăn chặn một cuộc chiến tranh, lại đều cần đến truyền thông như bây giờ…

Trong chuyến thăm đến Việt Nam lần này, tướng Martin Dempsey còn đến thăm cảng Đà Nẵng ở miền trung Việt Nam, ở đó từng là đầu cầu thứ nhất lực lượng mặt đất Quân đội Mỹ can thiệp chiến tranh Việt Nam, liên hệ đến cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm vịnh Cam Ranh, Việt Nam, điều này được dư luận bên ngoài cho là Quân đội Mỹ đang tìm tất cả cơ hội để quay trở lại những “điểm tựa chiến lược” của Biển Đông này.

Vịnh Cam Ranh và cảng Đà Nẵng đều là một trong những cảng nước sâu tốt nhất thế giới, là tuyến đường chiến lược trấn giữ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, hành trình bay đến 2 đại dương đều không đến 1 giờ đồng hồ, mặt hướng thẳng ra tuyến đường giao thông trên biển chủ yếu quốc tế.

Từ thập niên 60 của thế kỷ trước, Mỹ viện trợ Việt Nam Cộng hòa đối phó miền bắc Việt Nam, từng đầu tư trên 300 triệu USD tiến hành sửa chữa, nâng cấp hạ tầng cơ sở vĩnh viễn của vịnh Cam Ranh và cảng Đà Nẵng, biến chúng thành căn cứ tiếp tế hậu cần và căn cứ liên hợp khổng lồ.

Một bản báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết, một khi Mỹ thuê được vịnh Cam Ranh, sẽ trấn giữ một yết hầu của Biển Đông.

Khả năng kiểm soát, khả năng điều động binh lực của vịnh Cam Ranh đối với bất cứ hòn đảo, đá ngầm nào ở Biển Đông đều cao hơn bất cứ căn cứ hải quân nào của Trung Quốc.

Trong khi đó, học giả quốc tịch Việt ở Mỹ Lê Quý Đôn cho rằng, nói về vị trí của vịnh Cam Ranh, so với các căn cứ hiện có như Changi của Singapore, Yokosuka của Nhật Bản, Busan của Hàn Quốc, Apra ở Guam, đều kề sát “điểm nóng” có thể dẫn đến xung đột – Biển Đông.

Nhưng, có chuyên gia phân tích cho rằng, Mỹ muốn Việt Nam đồng ý mở cửa cảng để cung cấp sửa chữa, tiếp tế cho Hải quân Mỹ, Mỹ hoàn toàn không có ý định duy trì một căn cứ mang tính vĩnh viễn ở Việt Nam.

Ở khu vực Đông Nam Á, Mỹ thông qua phương thức ký thỏa thuận để có được quyền sử dụng cảng biển, như vậy có thể tránh phải bảo vệ căn cứ mang tính vĩnh viễn ở khu vực có tính nhạy cảm rất cao về chính trị.

Đối với Việt Nam, bất kể cân nhắc về chính trị trong nước hay nhu cầu cân bằng lợi ích của Nga, cũng hầu như không thể để quân nhân Mỹ thường trú tại lãnh thổ của mình.

Đối với vấn đề này, chính sách của người Việt Nam là cung cấp dịch vụ tiếp tế định kỳ cho tàu chiến Mỹ - đây có thể là một phương án các bên đều có thể chấp nhận được.

Hợp tác quân sự Mỹ-Việt đi bao xa?

Phái đoàn quan chức quân sự cao cấp Mỹ sang thăm Việt Nam
Phái đoàn quan chức quân sự cao cấp Mỹ sang thăm Việt Nam

Mỹ có bỏ cấm vận vũ khí thì Việt Nam cũng không thể mua nhiều? ảnh 4

Báo TQ xấc xược: "Chỉ cần 3 ngày là biến Việt Nam thành tỉnh của TQ"

(GDVN) - Báo Trung Quốc tiếp tục giở giọng xuyên tạc cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và kinh tế hợp pháp trên Biển Đông của Việt Nam, đe dọa dùng vũ lực xâm lược.
Theo báo Trung Quốc, đối với Mỹ, kết quả “lý tưởng” của hợp tác quân sự Mỹ-Việt là, một mặt thông qua bán vũ khí tiên tiến cho Việt Nam, nâng cao khả năng kiềm chế Trung Quốc cho Việt Nam, ngoài ra cũng tìm được một bãi thả neo cho Mỹ ở khu vực áp sát Trung Quốc trên Biển Đông, tiện lợi cho lực lượng quân sự Mỹ can dự Biển Đông.

Nhưng, “một chuyên gia quân sự Trung Quốc” ngày 17 tháng 8 cho rằng, không cần thiết tưởng tượng hợp tác Mỹ-Việt “quá hoàn mỹ”.

Trên thực tế, cho dù có dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí, thì Việt Nam cũng không chắc sẽ nhập khẩu vũ khí quy mô lớn từ Mỹ.

Hiện nay, trang bị chủ lực của Việt Nam chủ yếu lấy vũ khí kiểu Nga làm chính. Hơn nữa khả năng tài chính của Việt Nam cũng có hạn.

Những năm gần đây, Việt Nam đã mua nhiều hệ thống tên lửa đất đối không S-300PMU1, tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion, máy bay chiến đấu Su-30MK2V, 6 tàu tuần tra lớp Svetlyak, 2 tàu hộ vệ lớp Gepard và các loại tên lửa chống hạm.

Từ năm 2014, Việt Nam bắt đầu tiếp nhận tàu ngầm thông thường lớp Kilo Type 636. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu lượng nhỏ trang bị từ Ukraine, Ấn Độ, Israel và Czech, đồng thời mua tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma từ Hà Lan.

Những vũ khí này đều rất tiên tiến, hơn nữa giá cả tương đối rẻ. Không có loại vũ khí nào phải mua từ Mỹ.

Nhìn vào tình hình hiện nay, radar bờ biển khá tiên tiến, máy bay tuần tra săn ngầm có thể là vũ khí trọng điểm cân nhắc của hai bên.

Những vũ khí này có thể tạo ra mối đe dọa tương đối lớn đối với tàu chiến mặt nước và tàu ngầm Trung Quốc, nhưng không thể lập tức làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự giữa Trung-Việt.

Đương nhiên còn tồn tại một khả năng nữa đã từng được đề cập là Mỹ thông qua phương thức “nửa bán nửa tặng” để bán trang bị hiện có cho Việt Nam.

Có ý kiến của một chuyên gia nhận định, Chính phủ Việt Nam luôn “cảnh giác” đối với sự “thâm nhập” và điều kiện của Mỹ, trong khi đó, người Mỹ lại vui mừng thông qua thương mại vũ khí để can thiệp công việc nội bộ của nước khác.

Tất cả những điều này cho thấy, hợp tác quân sự Mỹ-Việt “sẽ không hoàn toàn tốt đẹp như vậy”.

Việt Dũng